Ngành thuế Vĩnh Long- nhiều giải pháp linh hoạt thu nợ thuế

01:10, 31/10/2017

Trong những tháng đầu năm 2017, ngành thuế tỉnh đã áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt thu đôn đốc thu hồi nợ thuế và đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc cần có biện pháp quyết liệt hơn.

Trong những tháng đầu năm 2017, ngành thuế tỉnh đã áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt thu đôn đốc thu hồi nợ thuế và đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc cần có biện pháp quyết liệt hơn.

Theo Cục Thuế tỉnh, năm 2017, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một số ngành nghề còn khó khăn. Bên cạnh giải pháp thu hồi nợ thuế, ngành thuế cũng tạo điều kiện giúp doanh nghiệp vượt khó, duy trì sản xuất kinh doanh.
Theo Cục Thuế tỉnh, năm 2017, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một số ngành nghề còn khó khăn. Bên cạnh giải pháp thu hồi nợ thuế, ngành thuế cũng tạo điều kiện giúp doanh nghiệp vượt khó, duy trì sản xuất kinh doanh.

Linh hoạt thu nợ thuế

Theo Cục Thuế tỉnh, sau khi hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) vận hành chính thức, công tác quản lý nợ thuế đã được rà soát, đối chiếu, xác định đúng người nợ thuế, sắc thuế nợ và tuổi nợ thuế đúng quy trình quản lý, thuận lợi trong việc cập nhật, theo dõi, quản lý của cơ quan thuế.

Việc thu thập thông tin từ cơ sở dữ liệu và phối hợp với các đơn vị liên quan đã tiến hành cưỡng chế 65 lượt đối tượng.

Qua công tác cưỡng chế, nhất là cưỡng chế tài khoản và cưỡng chế hóa đơn đã tác động lớn đến việc nộp nợ thuế, buộc doanh nghiệp (DN) chấp hành nghĩa vụ nộp nợ thuế vào ngân sách nhà nước.

Trong thực hiện đôn đốc thu nợ thuế, Cục Thuế áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp như: vận động trực tiếp tại DN, mời đến cơ quan thuế và làm cam kết nộp tiền thuế nợ, giải quyết cấp hóa đơn lẻ cho DN bị cưỡng chế hóa đơn bán hàng hóa để có tiền thanh toán nợ thuế, tạo điều kiện về thời gian giúp DN thu hồi nợ trong sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh, phối hợp các sở, ngành liên quan trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế cho người nộp thuế thông hiểu, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế đúng hạn quy định.

Ngoài ra, Cục Thuế tổ chức hội nghị tuyên dương về người nộp thuế, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng DN về tuân thủ pháp luật thuế đối với Nhà nước.

Theo BCĐ thu hồi nợ thuế, có 2 đơn vị đã kéo nợ thuế xuống dưới mức 5% trong 9 tháng đầu năm là cơ quan Cục Thuế đạt 2,02% và Chi cục Thuế TP Vĩnh Long 4,3%.

Các đơn vị còn lại có tỷ lệ nợ thuế trên 5%, trong đó có nguyên nhân như: DN có số tiền nợ thuế lớn đang trong thời gian áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng DN chưa có khả năng nộp, DN còn nợ thuế nhưng đã bỏ khỏi địa chỉ kinh doanh...

Bên cạnh các biện pháp cưỡng chế, các đơn vị cũng tạo điều kiện cho DN sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu.

Khó khăn và giải pháp

Theo đánh giá của Cục Thuế tỉnh, năm 2017, tình hình kinh tế cả nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, DN thiếu vốn sản xuất kinh doanh, một số DN chậm nộp tiền thuế để có vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, các DN nợ quá hạn ngân hàng nên khó tiếp cận vốn, đã chiếm dụng tiền thuế phát sinh để tái hoạt động, duy trì sản xuất.

Nợ thuế lớn của DN năm 2016 và các năm trước chuyển sang đa số ngưng hoạt động và có xu hướng phá sản, nhiều DN bỏ địa chỉ kinh doanh.

Trong khi đó, công tác cưỡng chế nợ thuế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, đối với cưỡng chế bằng hình thức kê biên tài sản, phần lớn tài sản các DN đã thế chấp để vay vốn tại các ngân hàng.

Theo “nhận diện” của ngành thuế, một số DN lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản, xuất khẩu... gặp khó nên nợ tiền nộp thuế.

Tiền chậm nộp nợ thuế ngày càng tăng cao cũng là nguyên nhân tiền nợ thuế tăng...

Mặt khác, Cục Thuế tỉnh cho rằng, cũng có trường hợp DN cố tình tránh né không phối hợp với cơ quan thuế trong công tác thu hồi nợ thuế và lập hồ sơ để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nên trình tự thực hiện còn chậm so với quy định pháp luật thuế.

Từ những nguyên nhân trên đây, ngành thuế tăng kiểm tra, rà soát các DN nợ tiền thuế, tiền chậm nộp dưới 90 ngày để thực hiện đôn đốc, nhắc nhở, thông báo nợ thuế, mời làm việc theo quy trình quản lý nợ thuế.

DN mới phát sinh nợ thuế sẽ tạo điều kiện thời gian tái sản xuất kinh doanh, tạo sản phẩm hàng hóa cho DN để tiêu thụ trên thị trường và phát sinh doanh thu, thu nhập để nộp nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Còn các trường hợp, DN có khả năng nộp thuế, nhưng cố tình nợ thuế thì kiên quyết xử lý.

Cùng với đó, ngành thuế phối hợp các sở ngành liên quan áp dụng trong việc thực hiện các bước cưỡng chế nợ thuế theo quy trình quản lý. Tiến hành giải quyết kịp thời, đầy đủ các trường hợp không tính tiền chậm nộp, được gia hạn nộp thuế theo quy định pháp luật thuế.

Các trường hợp khiếu nại về thuế thực hiện đúng theo trình tự giải quyết theo Luật Khiếu nại và pháp luật thuế để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi thực hiện chính sách pháp luật thuế...

Theo Cục Thuế tỉnh, tính đến ngày 25/9/2017, số nợ có khả năng thu là 168,723 tỷ đồng. Như vậy so với dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2017, chiếm: 3,27%. Theo chỉ đạo Tổng cục Thuế, tỷ lệ (%) nợ có khả năng thu đến ngày 31/12/2017 là dưới 5% trên tổng thu ngân sách nhà nước năm 2017.

Bài, ảnh: TRẦN PHƯỚC

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh