Xung quanh việc người dân tại huyện Yên Định, (Thanh Hóa) và Duy Tiên (Hà Nam) vừa bắt được cá sấu hỏa tiễn nặng 11kg và 28kg theo mưa lũ bơi vào trong nhà, các chuyên gia cảnh báo không nên "phóng sinh".
Xung quanh việc người dân tại huyện Yên Định, (Thanh Hóa) và Duy Tiên (Hà Nam) vừa bắt được cá sấu hỏa tiễn nặng 11kg và 28kg theo mưa lũ bơi vào trong nhà, các chuyên gia cảnh báo không nên “phóng sinh”.
Người dân ở Hà Nam bắt được cá sấu hỏa tiễn nặng tới 28kg theo mưa lũ bơi vào trong nhà |
Theo người dân, khi nhìn thấy con cá mõm dài như thế, ban đầu ai cũng sợ không ai dám đến gần. Nhưng nếu là cá sấu sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, người dân đã vây bắt và mới vỡ lẽ ra đây là loài cá sấu hỏa tiễn chuyên được nuôi để làm cảnh.
Cá sấu hỏa tiễn là loài cá nước ngọt có nguồn gốc và phân bố chủ yếu ở ao, hồ vùng Bắc Mỹ, tên khoa học là Lepisosteus Oculatus Winchell thuộc bộ Lepisosteiformes (bộ cá mõm dài). Cá có có hình thù kỳ quái như có vẩy rắn, đầu cá sấu, thân hình trơn như cá lóc. Vì có hình thái đặc biệt, nên chúng thường được dân nuôi cá cảnh Việt Nam săn lùng để nuôi trong các bể cá làm cảnh và đặt cho những cái tên khác như: cá Phúc Lộc Thọ, cá sao hỏa tiễn, cá nhái đốm…
Theo tìm hiểu của chúng tôi, loài sấu hỏa tiễn được đưa vào Việt Nam bằng con đường không chính thức chỉ để phục vụ nhu cầu chơi cá cảnh. Giá 1 con sấu hỏa tiễn dài trên 25cm dao động từ 120.000 đến 250.000 đồng.
Tuy nhiên, dù nuôi trong môi trường chật hẹp, cá sấu hỏa tiễn vẫn có thể đạt chiều dài 1 m và đạt trọng lượng hàng chục kg trong vài năm. Đặc biệt, trong quá trình nuôi nhốt, một số người đã phóng sinh, thả cá ra sông, hồ. Ở môi trường tự nhiên, do tính phàm ăn và hung dữ nên loài cá này phát triển nhanh. Và với thân hình tròn lẳn, mõm nhọn và dài, không khác gì… quả tên lửa sắp lên bệ phóng, chỉ một cú băng mình, cá sấu hỏa tiễn đã đớp gọn chú chim bói cá đang đậu cách mặt nước hơn 1m. Sinh vật và hệ sinh thai khu vực cá sâu hỏa tiễn sinh sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo người dân khi bắt được loài cá này có thể làm thực phẩm hoặc nuôi làm cảnh, không nên thả trở lại tự nhiên tránh gây nguy hại cho loài cá bản địa cũng như đe dọa môi trường và làm ảnh hưởng đa dạng sinh học. Bởi loài cá này chủ yếu ăn thịt, ăn thuỷ cầm và ăn luôn cả những con cá sấu khác. Nơi nào có sấu hỏa tiễn sinh sống, nơi ấy các loài thủy sinh khác sẽ bị tận diệt. Động vật nào ăn phải trứng sấu hỏa tiễn cũng sẽ bị ngộ độc và chết trong thời gian ngắn.
Trên các diễn đàn về cá, các chuyên gia ghi nhận, cá sấu hỏa tiễn là một loài sinh vật dưới nước rất nguy hiểm nhưng chưa có tài liệu nào cho thấy sấu hỏa tiễn tấn công trực tiếp con người. Tuy nhiên sự ăn tạp của nó không khác gì loài cá Piranha (cá răng đao hay "cá cọp") xuất xứ từ miền Tây Nam Brazil. Loài cá Piranha phàm ăn đến nỗi, 1 con ngựa trưởng thành bị vứt xuống vùng nước nơi chúng đang tìm mồi, khoảng 10 phút sau vớt lên chỉ còn lại khung xương trắng hếu.
Theo chuyên gia sinh học Nguyễn Lân Hùng - Tổng Thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam, trách nhiệm trong quản lý sinh vật ngoại không chỉ là của cơ quan Nhà nước mà còn nằm ở chính người dân. Người dân phải ý thức, hiểu được cặn kẽ, thay vì chỉ nhìn thấy mặt khía cạnh giải trí mà quên mặt tiêu cực của loài sinh vật đó.
Theo Thethaovanhoa.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin