Sẽ có nghị quyết về ĐBSCL

10:09, 28/09/2017

Như tin đã đưa, ngày 27/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) (ảnh).

+ Kiến nghị quy hoạch tổng thể lại vùng ĐBSCL

Như tin đã đưa, ngày 27/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên toàn thể Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) (ảnh).

Trong phiên chiều, lãnh đạo các tỉnh, thành: Cà Mau, TP Cần Thơ, An Giang… đều kiến nghị cần có quy hoạch và cơ chế đặc thù cho vùng ĐBSCL; cần phân chia ĐBSCL thành 3 vùng (vùng trên, vùng giữa, vùng ven biển).

Cần có quy hoạch cụ thể cho từng tiểu vùng để có cơ chế phù hợp cho đầu tư phát triển; định hướng luân canh lúa, tôm vùng dễ bị xâm nhập mặn; đầu tư hoàn thiện hệ thống các công trình thủy lợi.

Hội nghị cũng đã nghe “hiến kế” của các chuyên gia, nhà khoa học về các giải pháp, chiến lược… để phát triển bền vững ĐBSCL.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân-  đưa ra vấn đề ứng phó với BĐKH cần dựa vào chính nguồn lực của mình.

Theo hướng đó, cần có nghiên cứu về giống cây và giống con cho cả vùng, chứ không thể để từng tỉnh loay hoay tìm giống.

Cần phát triển các thiết bị kỹ thuật cho các vùng; có chương trình hỗ trợ phối hợp đầu ra cho sản phẩm.

Kết luận chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tại hội nghị này đã nghe nhiều báo cáo sâu sắc các chuyên gia, địa phương và thực tiễn thế giới về phòng chống thiên tai.

Thủ tướng cho hay, sau hội nghị này sẽ có nghị quyết về ĐBSCL, đồng thời khẳng định tinh thần phát triển bền vững ĐBSCL.

Và một trong những tinh thần cốt yếu chính là giữ được đất, giữ được nước, giữ được người. Dự báo thách thức cho đồng bằng tới đây còn rất lớn, nên cần chú trọng việc chọn giống cây trồng, mô hình sản xuất thích ứng, phù hợp; đồng thời, cần có tầm nhìn xây dựng khu vực từ một vùng trũng giáo dục trở thành nông nghiệp công nghệ cao.

Thủ tướng nêu 3 quan điểm phát triển ĐBSCL là: Thứ nhất, kiến tạo phát triển bền vững ĐBSCL, trong đó nhấn mạnh việc bảo tồn những giá trị văn hóa và cuộc sống sung túc của người dân.

Thứ hai thay đổi mới tư duy phát triển cổ điển sang tư duy kinh tế nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao. “Lương thực không phải là chống đói mà lương thực là dinh dưỡng, phòng bệnh và chữa bệnh.

Vì vậy ĐBSCL phải có thương hiệu nông sản nổi tiếng"- Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ ba, tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng tránh thao bạo với tự nhiên, chủ động sống chung với lũ…

Trên lĩnh vực công thương, Thủ tướng chỉ đạo phải tổ chức lại thị trường. Lĩnh vực giáo dục đào tạo, cần quan tâm biến đồng bằng thành thung lũng sáng tạo, tạo ra nhiều cái mới trong cuộc cách mạng công nghiệp.

Lĩnh vực tài chính, cần nghiên cứu, quỹ phát triển đồng bằng, từ đây 2020 giải ngân có hiệu quả ít nhất 1 tỷ USD, làm hệ thống điều tiết sông Cái Lớn, sông Cái Bé (Kiên Giang) ngăn mặn, cống Trà Sư (An Giang) điều tiết lũ.

Trên cơ sở kiến nghị các địa phương, Thủ tướng cho biết tới đây, ít nhất 2 năm một lần Chính phủ sẽ mở diễn đàn thảo luận đưa ra giải pháp phát triển bền vững, phù hợp cho vùng. 

Tin, ảnh: PHƯỚC- MINH- HIỀN

[links()]

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh