Tại buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Long hồi tháng 7/2017, ông Bùi Thế Đức- Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương- đánh giá phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở tỉnh Vĩnh Long có nhiều mô hình, điểm sáng làm bài học tổng kết kinh nghiệm ở Trung ương.
Tại buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Long hồi tháng 7/2017, ông Bùi Thế Đức- Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương- đánh giá phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở tỉnh Vĩnh Long có nhiều mô hình, điểm sáng làm bài học tổng kết kinh nghiệm ở Trung ương.
Nông dân hợp tác, chung sức để xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả. |
Những kết quả thiết thực
Kế thừa những thành quả đạt được trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, được khởi xướng ở Vĩnh Long từ năm 1996, đến khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến năm 2020, thì sức lan tỏa của phong trào càng trở nên mạnh mẽ, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị, các ban ngành đoàn thể, làm cho phong trào vận hành thuận lợi, mang lại những hiệu quả thiết thực.
Mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện phong trào được đưa vào nghị quyết của cấp ủy Đảng, kế hoạch chính quyền, đoàn thể các cấp; đồng thời tham mưu cho UBND các cấp quyết định đầu tư, hỗ trợ ngân sách nhà nước và khuyến khích các nguồn hỗ trợ kinh phí xây dựng đời sống văn hóa.
Nổi bật ở Vĩnh Long là phong trào đoàn kết giúp nhau “xóa đói giảm nghèo”. Với chủ đề năm 2016 “Vĩnh Long vì an sinh xã hội và người nghèo”, cuộc vận động “Vì người nghèo” tiếp tục được sự chỉ đạo quan tâm của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp hiệu quả của chính quyền, các ngành, các cấp và Ban vận động “Ngày vì người nghèo” các cấp.
Tính đến cuối năm 2016, quỹ “Vì người nghèo” 3 cấp đã vận động được 34,7 tỷ đồng; vận động các chương trình an sinh xã hội được 165 tỷ đồng; xây dựng mới và sửa chữa 2.383 căn nhà đại đoàn kết tổng trị giá 71 tỷ đồng.
Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” được MTTQ và các tổ chức thành viên quan tâm thực hiện góp phần chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Đặc biệt, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã giúp MTTQ và các đoàn thể thực sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động;
góp phần tích cực xây dựng thực lực chính trị ở cơ sở càng vững mạnh, nhân dân ngày càng tin tưởng và ủng hộ sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn kết với xây dựng nông thôn mới, hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế nông thôn. Trong ảnh: Trang trại rau an toàn trong nhà lưới, ở ấp Phước Hanh A, xã Phước Hậu- Long Hồ. |
Nhiều mô hình hay
Năm 2017, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong toàn tỉnh được triển khai tích cực, tiếp tục có chuyển biến, mang lại hiệu quả khá cao, chất lượng phong trào ngày càng được nâng lên và đã trở thành một phong trào thi đua yêu nước rộng khắp.
Cùng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” càng thiết thực hơn trong việc góp phần củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội; giữ vững ổn định chính trị; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Lãnh đạo các sở, ngành đã giới thiệu một số mô hình, giải pháp hay như: ngành giáo dục có chương trình hành động giảm bạo lực học đường; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đẩy mạnh phong trào giảm nghèo bền vững, xây dựng văn hóa trong đội ngũ công nhân...
Cùng với đó, là quy trình bình xét khen thưởng phong trào, cũng như đề xuất thống nhất các ban chỉ đạo tránh chồng chéo...
Ông Nguyễn Bách Khoa- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy- giải trình về nguyên nhân làm tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở tỉnh Vĩnh Long, là do phong trào đã có quá trình từ năm 1996 được giữ vững và ngấm sâu vào đời sống; đặc biệt là được sự quan tâm của các cấp ủy, việc tập trung cả hệ thống chính trị, trong đó có việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, mà bao trùm là phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Năm 2016, toàn tỉnh có 254.697 hộ/tổng số 261.845 hộ đăng ký thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa (chiếm 92,72%). Qua kết quả chấm điểm, có 246.193 hộ/tổng số 261.845 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, đạt 94,01%. |
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin