Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển ĐBSCL

10:09, 27/09/2017

Trong khuôn khổ Hội nghị về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH), chiều 26/9, đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề Cơ chế huy động, phân bổ, quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH.

 

 

Trong khuôn khổ Hội nghị về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH), chiều 26/9, đã diễn ra phiên thảo luận chuyên đề Cơ chế huy động, phân bổ, quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực cho phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH.

Tại phiên thảo luận, các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đã đề xuất cơ chế huy động, phân bổ và quản lý có hiệu quả nguồn lực cho ĐBSCL thích ứng với BĐKH đến năm 2025; quy hoạch tích hợp- công cụ điều phối, phân bổ nguồn lực phát triển vùng ĐBSCL; cơ chế, chính sách tài chính cho quá trình chuyển đổi phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Nguồn lực và cơ chế liên kết vùng ở gốc độ địa phương, khả năng cân đối với địa phương cho phát triển thích ứng với BĐKH; giải pháp tiếp cận nguồn vốn nước ngoài cho phát triển ĐBSCL...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về nhu cầu vốn cho ĐBSCL, nhu cầu tổng thể cho ứng phó với BĐKH là rất lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực như: hạ tầng giao thông, thủy lợi, văn hóa, xã hội...

Nhu cầu cho khắc phục hậu quả BĐKH dự kiến 105 nghìn tỉ đồng cho giai đoạn 2016- 2020 (chủ yếu là ngân sách nhà nước, cả Trung ương và địa phương).

Khuyến cáo MDP (Kế hoạch châu thổ ĐBSCL) có 58 dự án đầu tư “Không hối tiếc” trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi theo hướng tái cơ cấu vùng ĐBSCL với số vốn là 43.000 tỷ đồng (chủ yếu là ngân sách nhà nước).

Ngoài ra, nhu cầu đầu tư cho Tăng trưởng xanh ở ĐBSCL giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025 là 5.000 tỉ đồng. Như vậy, tổng nhu cầu vốn cho vùng ĐBSCL là 153 nghìn tỉ đồng.

Trong khi đó, khả năng cân đối vốn BĐKH 2016- 2020 là 90,8 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng xanh 1,63 nghìn tỉ đồng...

Giai đoạn 2016- 2020, các bộ chủ động rà soát kế hoạch đầu tư trung hạn, ưu tiên đầu tư các dự án liên quan BĐKH ở ĐBSCL;

xây dựng cơ chế thu hút đầu tư tư nhân, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ các dự án thí điểm; nghiên cứu đề xuất một số cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội hiện đang áp dụng cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, vùng nông nghiệp công nghệ cao để thu hút đầu tư trong và ngoài nước...

Giai đoạn 2021-2025, ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án ưu tiên theo Quy hoạch tích hợp, “Không hối tiếc”, các dự án sử dụng giải pháp mềm, phi công trình; xây dựng Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng ĐBSCL trên cơ sở Quy hoạch tích hợp và Kịch bản “Không hối tiếc”; khuyến khích đầu tư tư nhân ở ĐBSCL...

Tin, ảnh: TUYẾT HIỀN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh