Đẩy nhanh tốc độ phát triển, phân bố một hệ thống đô thị (ĐT) trung tâm nhiều cấp; kết hợp giữa nâng cấp các ĐT hiện hữu và các khu ĐT mới để tạo thế cân bằng, chú trọng phát triển khu vực trọng điểm theo hướng ĐT hóa tiến tới hình thành trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển, phân bố một hệ thống đô thị (ĐT) trung tâm nhiều cấp; kết hợp giữa nâng cấp các ĐT hiện hữu và các khu ĐT mới để tạo thế cân bằng, chú trọng phát triển khu vực trọng điểm theo hướng ĐT hóa tiến tới hình thành trung tâm phát triển công nghiệp, dịch vụ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế- xã hội.
Vĩnh Long đang tập trung mọi nguồn lực để phát triển ĐT bền vững, hướng tới tương lai.
Cấu trúc không gian vùng ĐT- công nghiệp tập trung, Vĩnh Long được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế. |
Định hướng phát triển ĐT bền vững
Là trung tâm vùng ĐBSCL, Vĩnh Long có nhiều điều kiện đặc thù về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường, có ý nghĩa chiến lược về lưu thông kết nối, đặc biệt giữa vùng phía Bắc và phía Nam ĐBSCL, thông qua QL1 và sông Tiền, sông Hậu, sông Măng.
Do vậy, Theo ThS. Nguyễn Quốc Duy- Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, phát triển ĐT bền vững luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu với mục tiêu phát triển xây dựng tỉnh Vĩnh Long thành vùng ĐT sinh thái, xanh- sạch- đẹp, phát triển hài hòa giữa ĐT và nông thôn.
Theo đó, mô hình phát triển trung tâm toàn vùng và trung tâm các tiểu vùng, các trục hành lang kinh tế ĐT, vành đai liên kết vùng ĐBSCL, phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, văn hóa và bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng- an ninh, phát huy thế mạnh theo hướng liên kết chùm ĐT.
Cụ thể, cấu trúc không gian vùng ĐT- công nghiệp tập trung được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế mà TP Vĩnh Long là vùng ĐT trung tâm động lực phát triển kinh tế cho thị trấn Long Hồ, ĐT Phú Quới.
Vùng thứ 2 là vùng đối trọng phát triển kinh tế động lực của tiểu vùng phía Tây gồm không gian vùng ĐT Bình Minh, thị trấn Trà Ôn, thị trấn Tam Bình, ĐT Tân Quới, phát triển công nghiệp, cảng, dịch vụ kho vận và du lịch miệt vườn.
Vùng 3 là vùng ĐT hóa phía Đông, không gian vùng thị trấn Vũng Liêm, Quới An, Cái Nhum gắn với các khu công nghiệp dọc sông Cổ Chiên.
Hệ thống sông Tiền, sông Hậu, sông Măng, sông Cổ Chiên và các kinh rạch cũng tạo yếu tố cảnh quan, bản sắc đặc trưng cho ĐT Vĩnh Long.
Các vùng cảnh quan ven sông, kinh, rạch, vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, vùng trồng cây ăn trái miệt vườn, nuôi trồng thủy sản và các vùng du lịch sinh thái gắn liền với các cù lao được cấu trúc thành các vùng đặc trưng và đan xen giữa các vùng ĐT- công nghiệp, tạo sự phát triển cân bằng.
Tận dụng nguồn lực, phát huy bản sắc
Theo đánh giá của Sở Xây dựng, cơ sở hạ tầng ĐT Vĩnh Long được đầu tư, các trục cảnh quan ĐT hình thành, mạng lưới ĐT từng bước được xây dựng, phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống ĐT và khu dân cư nông thôn của tỉnh đến năm 2020.
Tuy nhiên, việc phát triển ĐT còn nhiều khó khăn, phân bố hệ thống ĐT chưa theo chiến lược ĐT hóa toàn vùng.
Các ĐT cấp huyện chưa phát huy được vai trò là hạt nhân và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của khu vực.
Tỷ lệ ĐT hóa tuy có tăng nhưng vẫn còn chậm. Đến nay, các ĐT trung tâm tiểu vùng chưa hình thành và chưa khai thác tốt lợi thế, tiềm năng của tỉnh trong phát triển ĐT.
Trong khi đó, nguồn lực đầu tư các cho dự án động lực còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn để đầu tư các dự án phát triển ĐT nên công tác nâng cấp, phát triển ĐT của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, do có chủ trương thay đổi tiêu chuẩn phân loại ĐT nên các địa phương phải rà soát, cập nhật lại tất cả số liệu để điều chỉnh đề án phân loại ĐT theo chủ trương mới mất rất nhiều thời gian.
Là một người con quê hương Vĩnh Long, kỹ sư Lê Đức Trí- chuyên gia Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd- tiếc rằng điều kiện về đất đai, thiên nhiên Vĩnh Long tốt nhưng vị trí, lợi thế cạnh tranh còn kém, cần có quy hoạch, định hướng, liên kết phát triển kinh tế và quy hoạch không gian nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh nhà trong tương lai.
Trong lần làm việc tại Vĩnh Long về quy hoạch ĐT, ông Fujita Tetsushi- Giám đốc Bộ phận Phát triển ĐT Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd- cho rằng một trong những yếu tố trọng yếu để các ĐT phát triển bền vững là tạo được niềm tự hào của người dân địa phương.
Phát triển ĐT gắn kết với sông nước là một giá trị bản sắc, mang cá tính riêng rất đáng tự hào.
Kinh tế du lịch cũng đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh. Để phát triển du lịch thì quy hoạch không gian là quan trọng, Vĩnh Long có không gian ĐT dọc bờ sông để thu hút du khách.
Điểm mấu chốt trong quy hoạch chung không chỉ là quy hoạch không gian phát triển vùng mà có sự kết hợp chặt chẽ với chiến lược phát triển vùng trên cơ sở phát triển những nét bản sắc, cá tính, phải tìm được “kho báu” của vùng để mài giũa để hình thành thương hiệu của vùng.
Vĩnh Long có vị trí khá đặc biệt là trung tâm ĐBSCL, cộng với những ưu thế sẵn có, ông Fujita Tetsushi tin tưởng Vĩnh Long sẽ có lợi thế để phát triển hơn nữa trong tương lai.
Nói về việc tận dụng và phát huy tiềm năng sông nước, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trịnh Văn Lâu cho rằng: Triển vọng thu hút du khách trong và ngoài nước từ công trình kè Cổ Chiên là rất lớn. Khi hoàn chỉnh tuyến kè này, TP Vĩnh Long sẽ rất đẹp.
Vì thế, tỉnh cần có kế hoạch thu hút và giữ chân du khách. Giám đốc Sở Xây dựng- Đoàn Thanh Bình cũng cho rằng: ĐT Vĩnh Long là ĐT sông nước miệt vườn, trong tương lai sẽ được phát triển theo hướng ĐT xanh.
Theo đó, khai thác, phát huy hiệu quả không gian sông nước thì có thể thu hút đầu tư, khai thác du lịch, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
Vì thế, từ quy hoạch, thẩm định, thiết kế cần đảm bảo mật độ cây xanh, phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, đẩy mạnh phát triển công nghiệp dịch vụ theo hướng công nghệ và chất lượng cao, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng ĐT.
Tỉnh Vĩnh Long hiện đã quy hoạch và hình thành hệ thống ĐT trên toàn tỉnh, bao gồm: ĐT trung tâm vùng tỉnh là TP Vĩnh Long (loại III), ĐT trung tâm tiểu vùng phía Nam là TX Bình Minh (loại IV), ĐT trung tâm tiểu vùng phía Đông là ĐT Vũng Liêm (loại V) và 5 ĐT trung tâm hành chính của 5 huyện còn lại (loại V). Trong đó tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng ĐT đạt 100%, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu (1/2000) đối với các ĐT đạt 100%. Quá trình ĐT hóa của tỉnh còn chậm. Tỷ lệ ĐT hóađến cuối năm 2016 là 17%, vẫn còn thấp so với bình quân cả nước khoảng 35,6%. |
Bài, ảnh: TUYẾT HIỀN- THÀNH LONG
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin