Theo TTXVN, ngày 1/8, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 6 để thẩm tra các tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
Theo TTXVN, ngày 1/8, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã họp phiên toàn thể lần thứ 6 để thẩm tra các tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.
Trong ngày đầu tiên, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã cho ý kiến và tán thành Tờ trình của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc thành lập Viện KSND TP Sầm Sơn (Thanh Hóa); đề nghị chuyển Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua các tờ trình này.
Thảo luận về Tờ trình của Chánh án TAND tối cao đề nghị ban hành Nghị quyết về thực hiện thống nhất trang phục xét xử của thẩm phán các TAND, các thành viên Ủy ban Tư pháp cơ bản ủng hộ chủ trương về trang phục xét xử riêng của thẩm phán.
Bà Lê Thị Nga- Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội- cho rằng, với vị trí của thẩm phán trong xã hội cũng như vai trò của thẩm phán trong cải cách tư pháp, việc thay đổi trang phục xét xử của thẩm phán so với hiện hành là điều rất cần thiết.
Điều này thể hiện sự trang nghiêm khi thẩm phán xét xử là nhân danh Nhà nước để bảo vệ công lý nên việc thẩm phán có trang phục riêng là phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp và thông lệ quốc tế.
Trước đó, ngày 13/6/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết về việc thí điểm trang phục xét xử của thẩm phán tòa án các cấp phù hợp cho từng ngạch thẩm phán.
Qua đó cho thấy có sự đồng thuận của đa số thẩm phán, dư luận, các cơ quan và tổ chức liên quan cũng như những người tham dự phiên tòa.
Tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội thống nhất, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng thống nhất trang phục xét xử của Thẩm phán các TAND là áo choàng dài tay màu đen; dự kiến thời điểm bắt đầu thực hiện trên phạm vi cả nước từ ngày 1/1/2018. Niên hạn sử dụng là 5 năm/2 chiếc/thẩm phán.
Cùng ngày, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã thẩm tra Tờ trình của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về Đề án vị trí việc làm của ngành kiểm sát với tổng số 226 vị trí việc làm ở tất cả các cấp, tổng biên chế tối thiểu cần bố trí theo vị trí việc làm là 17.516 người (biên chế được giao hiện nay là 15.860).
Phiên họp toàn thể lần thứ 6 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội diễn ra trong 2 ngày 1- 2/8.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin