Mùa mưa bão đang về, công tác chủ động phòng chống ngập cho nội ô đang được các ngành chức năng TP Vĩnh Long khẩn trương thực hiện. Tuy vậy, theo nhận định thì các giải pháp chống ngập hiện chỉ là "chữa cháy" tạm thời. Về lâu dài, rất cần các giải pháp hiệu quả hơn.
Khẩn trương tỉa cành, loại bỏ các nhánh cây khô, có khả năng gãy đổ… trước mùa mưa bão. |
Mùa mưa bão đang về, công tác chủ động phòng chống ngập cho nội ô đang được các ngành chức năng TP Vĩnh Long khẩn trương thực hiện. Tuy vậy, theo nhận định thì các giải pháp chống ngập hiện chỉ là “chữa cháy” tạm thời. Về lâu dài, rất cần các giải pháp hiệu quả hơn.
Theo PGS. TS. Lê Anh Tuấn- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu- Trường ĐH Cần Thơ, đỉnh lũ 2017 khả năng xảy ra vào nửa đầu tháng 10/2017, ở mức báo động 2, báo động 3.
Các địa phương cần theo dõi sát tình hình thời tiết, thủy văn qua bản tin dự báo khí tượng thủy văn để chủ động ứng phó kịp thời, nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do lũ, ngập lụt có thể gây ra, đặc biệt vùng đô thị như Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long,…
Để chủ động chống ngập cho nội ô TP Vĩnh Long, từ tháng 7/2017, Công ty CP Công trình công cộng Vĩnh Long đã có kế hoạch chống ngập.
Theo đó, giải pháp chung để ngăn lũ là vận hành hệ thống van một chiều trong nội ô thành phố; đắp bao cát chặn tại các đầu hẻm, nhà dân bị tràn; bơm nước tại các trạm bơm.
Ông Đào Thanh Liêm- Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty cho biết, năm nay lũ về sớm, hiện thì nước chưa cao gây ngập đường nên chưa bố trí máy bơm. Tuy nhiên, việc khai thông, nạo vét cống- khơi thông dòng chảy đã và đang được thực hiện rồi.
Đồng thời, đang khẩn trương sửa chữa các van một chiều. Theo đó, năm nay, nội ô sẽ có 83 van một chiều ngăn lũ đặt tại các phường. Đồng thời, trang bị thêm máy bơm để nâng công suất từ 150 m3/giờ lên 250 m3/giờ. Công tác trực mưa, trực lũ cũng được phân công rõ ràng…
Những năm qua, cùng với dự án kè dọc sông Cổ Chiên- vừa chống lũ vừa ngăn sạt lở… nhiều tuyến đường nội ô TP Vĩnh Long được nâng cấp cao hơn, hệ thống thoát nước cũng được đầu tư đồng bộ cùng với đường.
Song thực tế, nhiều tuyến đường nội ô vẫn ngập nặng sau những trận mưa. Theo ông Đào Thanh Liêm, trước đây, đường bị ngập chủ yếu ở Phường 1, nhưng gần đây, phát sinh thêm một số đoạn của đường Phạm Thái Bường (Phường 4) vốn được coi là cao ráo.
Khai thông cống rãnh- góp phần khơi thông dòng chảy trước mùa mưa |
Ông Nguyễn Hữu Hưng- Phó Giám đốc Xí nghiệp Vệ sinh môi trường (Công ty CP Công trình công cộng Vĩnh Long) cho biết: Những năm thủy triều cao từ báo động 3 trở lên thì nhiều tuyến đường nội ô thành phố sẽ bị ngập nặng.
Chẳng hạn, đường Nguyễn Du (Phường 1) ngập khoảng 3 tấc, tràn qua đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thái Học. Cũng ở Phường 1, đường Tô Thị Huỳnh ngập tràn xuống Trưng Nữ Vương, Nguyễn Thị Út do đường Tô Thị Huỳnh dọc sông Cổ Chiên, nước rịn qua thân kè…
Ở một số tuyến đường hiện nay, nhà dân nằm ngoài tuyến lộ nên những mùa mưa lũ vừa qua nước tràn vào nhà dân rồi lên lộ.
Năm nay, dự báo lũ về sớm, mực nước thượng nguồn cao hơn báo động 3 nên khả năng cũng sẽ ngập nhiều tuyến đường. Vừa rồi, công ty đã sử dụng bao cát chặn tại một số đầu hẻm ngăn nước ngập đường nhưng một số người dân chưa đồng tình vì e ngại nước tràn vào nhà.
Trong khi giải pháp chống ngập chủ yếu vẫn là nhờ vào van một chiều ngăn lũ, ông Đào Thanh Liêm băn khoăn: Sợ nhất là nước sông dâng cao mà lại có mưa lớn, lúc này hệ thống van một chiều không còn tác dụng nhưng bơm thì không xuể nên chắc chắn sẽ ngập cục bộ.
Chưa kể, nếu nước cao qua bờ kè thì “thua”, đành chịu ngập đến khi nào nước rút. Nói chung, các giải pháp chống lũ hiện nay chỉ mang tính cấp thời. Về lâu dài, cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị… phù hợp hơn.
Theo đó, cần kết hợp các giải pháp công trình, phi công trình… Trong đó, cần sớm triển khai các dự án kè sông để tăng cường khả năng chống ngập.
|
|||
Ông Đào Thanh Liêm Lưu lượng nước khi mưa hiện nay nhiều, trong khi hệ thống cống thoát nước đã xuống cấp. Cho nên, khi mưa lớn, nội ô thường có những điểm bị ngập cục bộ. Bên cạnh các giải pháp chống ngập lâu dài, cần có sự phối hợp từ phía người dân. Bởi thực tế có trường hợp người dân bỏ rác lấp các hố ga, nước không thoát được mỗi khi mưa lớn.
Chú Nguyễn Tấn Thành (Mỹ An- Mang Thít) Tôi đưa rước con học tiểu học hàng ngày ở TP Vĩnh Long, không ít lần “đụng” phải nước ngập, xe tắt máy, về tới nhà ướt mem”.
Anh Bùi Văn Thơ (Phường 8- TP Vĩnh Long) Tui chạy xe ôm, sợ nhất là mùa mưa bão vì nhiều tuyến đường ngập nặng, có đường ngập tới hơn nửa bánh xe, đi lại bất tiện, xe chết máy và cũng… ế hơn. Như cách đây mấy ngày, trận mưa lớn làm các tuyến đường quanh siêu thị (Phường 1) bị ngập. Tôi rất mong đô thị mình có cách giải quyết sao cho hết ngập để phố sạch đẹp hơn. |
- Bài, ảnh: TUYẾT HIỀN-HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin