Trong phiên chất vấn trực tuyến Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội các đơn vị tỉnh- thành đã đặt nhiều câu hỏi chất vấn liên quan đến các nội dung về công tác quản lý nhà nước, về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật đô thị;
Trong phiên chất vấn trực tuyến Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà tại phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội các đơn vị tỉnh- thành đã đặt nhiều câu hỏi chất vấn liên quan đến các nội dung về công tác quản lý nhà nước, về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật đô thị;
việc hướng dẫn, kiểm tra, quản lý sử dụng đất xây dựng đô thị theo quy hoạch và kế hoạch phát triển gắn với giao thông đô thị.
Giải pháp để phát triển nhà ở xã hội là vấn đề được chất vấn nhiều tại phiên họp. |
Trên cơ sở hệ thống toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn điều chỉnh các hoạt động của lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan tập trung giám sát công tác áp dụng pháp luật trong thực tiễn, cùng với sự phối hợp của địa phương triển khai các quy định trên thực tế đạt được những kết quả tích cực.
Công tác quy hoạch và phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đạt được nhiều chỉ tiêu lớn.
Đến nay đã có 16 đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 100% các tỉnh- thành phố trực thuộc Trung ương đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 100% thành phố, thị xã, thị trấn đã có quy hoạch chung được duyệt, tỷ lệ số xã có quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên cả nước đạt khoảng 99%.
Tổng số đô thị cả nước là 805 đô thị, khu vực đô thị đóng góp trên 50% GDP. Một số chỉ tiêu lớn tính đến tháng 7/2017 đã đạt được như tổng công suất thiết kế cấp nước đô thị đạt khoảng 8 triệu m3/ngày đêm, tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung 83,5%, có 57/63 địa phương đã phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn…
Tuy nhiên cũng còn nhiều mặt hạn chế như việc lập, quản lý và thực hiện quy hoạch; quản lý phát triển đô thị, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các đại biểu Quốc hội đã đặt ra nhiều câu hỏi chất vấn các vấn đề: giải pháp xử lý nước thải, rác thải;
bố trí nơi vui chơi giải trí; nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị; trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong quản lý đô thị; trách nhiệm và cam kết của Bộ trưởng trong việc xử lý các công trình xây dựng không phép, trái phép, lấn chiếm đất công; nâng cao chất lượng sống tại các khu dân cư vượt lũ ở ĐBSCL;
hoàn thiện thể chế về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; giải pháp ngăn chặn lãng phí trong đầu tư, xây dựng...
Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (đơn vị tỉnh Hậu Giang) chất vấn về tình trạng lấn chiếm đất đai đô thị và tình trạng xây dựng trái phép, không phép trong thời gian qua.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng nguyên nhân là do việc cấp phép còn hạn chế, chủ đầu tư cố tình vi phạm giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra không kịp thời, xử lý vi phạm không dứt điểm...
Bộ trưởng thừa nhận trách nhiệm của Bộ Xây dựng và nêu các giải pháp về việc hoàn thiện các quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng.
Bộ sẽ phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, giữa trung ương với địa phương, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nhất là tại một số công trình, dự án quy mô sử dụng đất lớn...
Về tình trạng lấn chiếm đất đai trong đô thị, Bộ trưởng cho biết có tình trạng sử dụng đất trong đô thị chưa hiệu quả, đặc biệt là tình trạng nôn nóng, mở rộng diện tích đô thị, dẫn tới tình trạng phân tán, sử dụng đất chưa hiệu quả dẫn tới tình trạng lấn chiếm...
Thời gian tới, cần đổi mới cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị. Chia sẻ thêm vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường- Trần Hồng Hà nhấn mạnh trách nhiệm quản lý đất đai là của các tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất đô thị.
Cụ thể là, đất công ở đô thị đã giao cho xã, phường quản lý, song cơ sở quản lý chưa đúng quy định của pháp luật, cũng như chưa tập trung quản lý được đất phát sinh từ các bãi bồi ven sông...
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) chất vấn việc quy hoạch khu dân cư vùng bị thiên tai; giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn; giải pháp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Bộ trưởng cho biết Bộ Xây dựng được Chính phủ giao xây dựng quy hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và đang nghiên cứu để báo cáo Chính phủ vào cuối năm nay.
Bộ đang rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch các điểm dân cư; nghiên cứu các giải pháp về kỹ thuật xây dựng công trình để thích ứng với các tình trạng thời tiết cực đoan như: lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở miền núi...
Về ùn tắc giao thông đô thị, Bộ trưởng thừa nhận nguyên nhân cấp phép xây dựng các khu đô thị, các chung cư cao tầng chưa hợp lý dẫn tới quá tải hạ tầng.
Mặc dù các văn bản pháp luật về quy hoạch xây dựng đã quy định cụ thể, kỹ lưỡng song chưa được thực hiện nghiêm trong xây dựng quy hoạch hoặc triển khai thiếu đồng bộ quy hoạch...
Trước mắt, các địa phương phải tuân thủ nghiêm quy hoạch chi tiết trong phê duyệt đầu tư các dự án, có kế hoạch thực hiện đồng bộ hạ tầng khi xây dựng các khu dân cư...
Về phát triển nhà ở xã hội, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, hiện nay nguồn cung rất thiếu so với cầu. Doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều vì lợi nhuận thấp dù chúng ta đã có cơ chế khuyến khích.
Quỹ đất bố trí cho xây dựng nhà ở xã hội còn hạn chế; thiếu nguồn lực để xây dựng nhà ở xã hội; cơ chế cũng chưa phải là tốt... Bộ trưởng cho rằng, hướng tới phải thay đổi căn bản về tư duy, phương thức về phát triển nhà ở xã hội.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, trước hết, Chính phủ sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, từ quy hoạch chung đến quy hoạch phân khu, gắn quy hoạch đô thị với quy hoạch xây dựng, cũng như với kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu và tình trạng nước biển dâng. Tăng cường kiểm soát quá trình đầu tư xây dựng, phát triển đô thị theo quy hoạch và có quy hoạch. Chú trọng đầu tư hạ tầng đô thị đồng bộ từ điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn, công viên, nghĩa trang. Đồng thời tổ chức kết nối theo vùng, theo lãnh thổ, phát triển giao thông đô thị mới… |
Bài, ảnh: HẢI YẾN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin