Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) cao hoặc thậm chí cấm sản xuất, bán, sử dụng sản phẩm túi nhựa (ny lông). Cần áp thuế cao với túi nhựa không thân thiện môi trường. Đây là đề xuất của các đại biểu tại hội thảo "Hoàn thiện chính sách thuế, phí BVMT", tổ chức vừa qua tại TP Hồ Chí Minh.
Nhiều nước trên thế giới đang áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) cao hoặc thậm chí cấm sản xuất, bán, sử dụng sản phẩm túi nhựa (ny lông). Cần áp thuế cao với túi nhựa không thân thiện môi trường. Đây là đề xuất của các đại biểu tại hội thảo “Hoàn thiện chính sách thuế, phí BVMT”, tổ chức vừa qua tại TP Hồ Chí Minh.
Theo TS. Vương Thị Hiền- Học viện Tài chính, biểu khung thuế BVMT đang áp dụng với túi nhựa là rất thấp (khung thuế 30.000- 50.000 đ/kg, mức hiện hành là 40.000 đ/kg) nên thuế BVMT chưa tác động nhiều đến việc hạn chế sản xuất, sử dụng túi nhựa.
Theo bà, do túi nhựa có đặc điểm là phải trải qua thời gian lâu để có thể phân hủy (có thể lên tới hàng trăm năm) hoặc không thể tự phân hủy được, đó là nguyên nhân gây suy thoái môi trường.
Để thay đổi hành vi của người sử dụng, nhà sản xuất, cần đánh thuế cao đối với túi nhựa không thân thiện với môi trường.
Nhiều đại biểu cũng đồng quan điểm, cho rằng cần xem xét điều chỉnh mức thuế BVMT đối với túi nhựa theo hướng tăng mạnh, nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng, đồng thời huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nước, để chi cho các hoạt động bảo vệ và xử lý các sự cố môi trường.
Bên cạnh, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các đơn vị thu gom và tái chế rác từ túi nhựa, hoặc sản xuất sản phẩm túi đựng thân thiện với môi trường thay thế.
Từ đó khuyến kích người dân chuyển thói quen sử dụng túi nhựa sang các loại túi thân thiện với môi trường.
AN HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin