Khi em là người của phố

01:07, 05/07/2017

Mấy bác nông dân gắn bó lâu năm ở quê nhà thắc mắc: phố chật chội, ồn ào, khói bụi cũng đầy, có gì mà thích phố? Trả lời: công việc ở đâu thì mình ở đó. Ở phố để con cái học hành cho tiện. 

Mấy bác nông dân gắn bó lâu năm ở quê nhà thắc mắc: phố chật chội, ồn ào, khói bụi cũng đầy, có gì mà thích phố? Trả lời: công việc ở đâu thì mình ở đó. Ở phố để con cái học hành cho tiện.

Ở phố để nhỡ có bệnh đau thì khám chữa bệnh cũng gần. Ở phố để có cơ hội thì mở ra mua bán, làm ăn cũng dễ bề, thuận tiện… Đó là một vài trong số ngàn lẻ một lý do người người đổ về định cư ở phố.

Nhưng để có một “vé đô thị” không dễ, “vé” ở trung tâm đô thị càng khó hơn. Cho nên, khi gia nhập vào “đại gia đình” đô thị, tâm trạng chung là ai cũng vui mừng.

Nhưng nói đi cũng cần nói lại, đô thị vẫn còn đó những vấn đề đáng quan tâm như: thiếu chỗ ở, thiếu công trình công cộng, thiếu cây xanh, thiếu “tầm nhìn xa” về kiến trúc… Những chuyện “vĩ mô” này, các nhà quản lý, các chuyên gia đô thị đang đau đầu giải quyết.

Xin nói chuyện “vi mô” thôi, ngay trong con phố nhỏ của mình- vẫn còn nhiều những góc kém xinh: xả rác bừa bãi, đốt rác ở khu dân cư, đổ rác xuống những dòng sông chạy quanh lòng phố...

Những góc bẩn này bị tạo ra bởi ý thức của một số người chưa tốt. Thiết nghĩ, khi đã là người của phố, trước khi bàn tới lối sống văn minh, có lẽ rất cần bàn tới vấn đề tuân thủ nghiêm các quy định, nhằm chung tay giữ nơi ở, môi trường sống của mình ngày càng sáng- xanh và sạch đẹp.

Không biết mai này những đô thị có “khó tính” hơn, ví dụ như muốn được “vé” là người của phố, thì cũng cần học những quy tắc ứng xử về văn minh đô thị chăng?

NAM ANH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh