Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ

05:07, 06/07/2017

Theo TTXVN, ngày 5/7/2017, tại tỉnh Đồng Tháp, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo "Chương trình Tây Nam Bộ: Kết quả thực hiện và định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2018-2019

Theo TTXVN, ngày 5/7/2017, tại tỉnh Đồng Tháp, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo “Chương trình Tây Nam Bộ: Kết quả thực hiện và định hướng nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH-CN) giai đoạn 2018-2019”.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, trường ĐH, viện nghiên cứu, lãnh đạo 12 tỉnh- thành trong vùng và TP Hồ Chí Minh tham dự.

Hội thảo nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, chính sách; đẩy mạnh ứng dụng KH-CN; triển khai các giải pháp KH-CN phục vụ phát triển bền vững, phù hợp với đặc thù và thế mạnh của vùng Tây Nam Bộ, có tính đến bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Theo báo cáo, từ năm 2014 đến nay, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tiến hành họp hội đồng, xác định được 15 đề tài/152 đề xuất của địa phương, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học được tuyển chọn thực hiện.

Với tham luận “KH-CN ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu”, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho rằng, nội dung quan trọng hàng đầu là bớt diện tích lúa để trồng cây trồng khác có thị trường và giá cả cao hơn hoặc trên đất lúa, tăng cường trồng cây ăn trái; cải tiến các vùng lúa- tôm; nâng cao năng lực cạnh tranh của nông dân Tây Nam Bộ trong sản xuất nguyên liệu cho nông sản; đưa đất đai trở về trạng thái hữu cơ,…

GS.TS. Nguyễn Ngọc Trân đưa ra 4 thách thức mà thời gian tới ĐBSCL phải đương đầu. Trong đó chú ý các thách thức về biến đổi khí hậu, nước biển dâng khiến bờ biển bị xâm thực và mặn ngày càng xâm nhập sâu, nguồn nước thượng nguồn bị dịch sang lưu vực sông khác hoặc ngăn sông làm thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong... làm cho trầm tích , phù sa ở vùng hạ lưu Tây Nam Bộ hạn chế dần, sự khan hiếm nước ngọt.

Kết thúc hội thảo, GS.TS. Huỳnh Thành Đạt- Giám đốc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh ghi nhận những đóng góp của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, qua đây giúp cho Chương trình Tây Nam bộ thực hiện và định hướng nhiệm vụ KH- CN giai đoạn 2018- 2019 ngày càng đi vào chiều sâu, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên KH- CN vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2018-2019.

PV

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh