Sở Giao thông- Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh vừa chủ trì, phối hợp sở GTVT các tỉnh ĐBSCL và Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam bàn phương án thống nhất về quy hoạch tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ, làm cơ sở trình Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch.
Sở Giao thông- Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh vừa chủ trì, phối hợp sở GTVT các tỉnh ĐBSCL và Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam bàn phương án thống nhất về quy hoạch tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ, làm cơ sở trình Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch.
Khi dự án được triển khai sẽ kết nối 2 trung tâm kinh tế lớn ở Nam Bộ. Đây sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế- xã hội của toàn vùng phát triển.
Theo dự báo của đoàn nghiên cứu JICA (Nhật Bản), đến năm 2030, khối lượng vận tải hành khách trên hành lang đường bộ tuyến TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ sẽ tăng 4,8 lần so với năm 2008, khối lượng vận tải hàng hóa cũng sẽ tăng 3 lần so với năm 2008. Tuy nhiên, hiện tuyến quốc lộ này luôn trong tình trạng quá tải, tai nạn giao thông tăng cao.
Tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ đã được Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam nghiên cứu. Dự án có chiều dài khoảng 134km, khổ đường 1.435mm, tốc độ thiết kế trên 200 km/giờ cho tàu khách và 150 km/giờ cho tàu hàng.
Điểm đầu của dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ xuất phát tại ga Tân Kiên (Bình Chánh- TP Hồ Chí Minh) đi qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và điểm cuối tại phường Phú Thứ (quận Cái Răng- TP Cần Thơ).
Dọc tuyến sẽ có 10 nhà ga, xung quanh các ga sẽ là các thành phố vệ tinh dự kiến sẽ đầu tư phát triển công nghiệp sạch và nông nghiệp kỹ thuật cao, góp phần phát triển kinh tế cho các vùng có đường sắt đi qua.
Dự án có tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD, tương đương 112.000 tỷ đồng, mỗi km có suất đầu tư 27 triệu USD, giá trị đầu tư xây dựng 2 cây cầu khoảng 700 triệu USD. Dự kiến dự án vận hành thử hệ thống và đưa vào sử dụng cuối năm 2024.
Một vấn đề đặt ra là nguồn vốn đầu tư cho dự án khoảng 5 tỷ USD là con số không nhỏ.
PV
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin