Ngày 20/6/2017, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
Ngày 20/6/2017, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi).
Một số điểm mới đáng chú y của dự án luật này là diện người được trợ giúp pháp lý mở rộng hơn nhiều so với luật hiện hành, tăng từ 7 nhóm (theo Chính phủ trình) lên 14 nhóm người được trợ giúp pháp lý.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp tục mở rộng diện người được trợ giúp pháp lý đối với tất cả trẻ em khi có yêu cầu trợ giúp pháp lý; người dân tộc thiểu số “cư trú” mà không chỉ là “thường trú” ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối với những người chưa được quy định trong luật này thì vẫn có thể được các tổ chức luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ pháp lý “miễn phí” theo quy định của pháp luật về luật sư, tư vấn pháp luật; khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép sẽ tiếp tục nghiên cứu để bổ sung những người này vào Luật Trợ giúp pháp lý. Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.
Cũng trong ngày 20/6/2017, Quốc hội đã biểu quyết thông quá một số dự án luật gồm: Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự; Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
TÂM- THI
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin