Trong tầm nhìn chung, nền nông nghiệp nước ta cần phải hướng đến nền sản xuất lớn; tuy nhiên, trên lộ trình này vẫn có sự tồn tại và phát triển của một bộ phận nông dân vốn ít, ít tư liệu sản xuất, hoặc vận dụng điều kiện sẵn có với diện tích nhỏ quanh nhà để thích ứng với biến động của giá cả thị trường hiệu quả.
Trong tầm nhìn chung, nền nông nghiệp nước ta cần phải hướng đến nền sản xuất lớn; tuy nhiên, trên lộ trình này vẫn có sự tồn tại và phát triển của một bộ phận nông dân vốn ít, ít tư liệu sản xuất, hoặc vận dụng điều kiện sẵn có với diện tích nhỏ quanh nhà để thích ứng với biến động của giá cả thị trường hiệu quả.
Những câu chuyện nhỏ nhỏ mà Hai Lúa tui lượm lặt được quanh xóm ấp mình, cũng là những kinh nghiệm hay cần thiết cho nhiều bà con nông dân ở những vùng sâu khó khăn hoặc có những hoàn cảnh, điều kiện tương tự.
Câu chuyện mới nổi lên đây của vật nuôi mới... mà cũ- là con thỏ, đang được nhiều bà con đặc biệt quan tâm. Con thỏ là một vật nuôi quen thuộc nhưng chưa được chú ý để có thể trở thành vật nuôi chủ yếu để thoát nghèo hay làm kinh tế hộ gia đình.
Gần đây, một số bà con ở vùng khoai đã tận dụng dây và lá khoai lang để có được nguồn cung thức ăn rẻ tiền, tiện lợi và đây chính là bài toán giảm chi phí sản xuất khá hiệu quả.
Từ một vài gia đình ban đầu, giờ đây đã phát triển thành một xóm nuôi thỏ, góp phần tiêu thụ dây khoai lang mà từ lâu bỏ phí.
Bắt đầu có một số bà con suy nghĩ nghiêm túc đến chuyện trồng riêng khoai lang để cung cấp thức ăn nuôi thỏ, chưa biết bài toán này có hiệu quả lâu dài không, nhưng trước mắt cũng là hướng đi linh hoạt ứng phó với sự biến động của thị trường.
Một hình thức nữa cũng là “lối ra” cho sản phẩm khoai lang củ loại thứ phẩm, đó là một số bà con tận dụng để làm thức ăn nuôi heo rừng.
Cùng với tận dụng nguồn xác tàu hủ ky của làng nghề mua với giá rẻ như cho, bà con tận dụng thêm nguồn khoai lang cũng dồi dào mua với giá rẻ, cùng với việc bỏ công vớt rau mác, lục bình... đã giúp cho đàn heo lớn phổng phao, mà chi phí lại kéo giảm xuống đến mức không ngờ. Đây chính là sự vận dụng linh động của bà con, cũng bắt đầu từ “cái khó ló cái khôn”.
Một số câu chuyện để thấy bà con nông dân mình cũng cần linh hoạt tự thích ứng với thị trường; đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề về quản lý thị trường, quản lý giá cả chưa hiệu quả thực sự và quá bất hợp lý.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin