Cân nhắc việc người bị oan có yêu cầu thì Nhà nước mới công khai xin lỗi

08:05, 31/05/2017

Ngày 31/5/2017, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).

Ngày 31/5/2017, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).

Trong phiên thảo luận, các đại biểu đồng tình với phạm vi bồi thường của Nhà nước cả trong tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.

Theo đó, người được bồi thường có quyền lựa chọn, yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết bồi thường.

Về quyền yêu cầu bồi thường tại Điều 5, đại biểu đề nghị người thừa kế của người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại chết, trường hợp tổ chức chấm dứt tồn tại thì tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó hoặc người thừa kế của họ có quyền yêu cầu bồi thường.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị phải cần cân nhắc với quy định người bị oan buộc phải có đơn yêu cầu thì Nhà nước mới công khai xin lỗi, bởi lẽ khi cá nhân đã bị cơ quan tố tụng làm oan trong quá trình giải quyết vụ án, thì Nhà nước phải chủ động phục hồi danh dự cho người bị oan, chứ không nên để người dân có đơn thì mới công khai xin lỗi.

Ngoài ra, đại biểu cho rằng, quy định những thiệt hại do cá nhân, tổ chức, do người thi hành công vụ gây ra trong quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án sẽ được bồi thường là chuyện đương nhiên.

Đại biểu phản ánh, nhân dân cũng đang đặt ra vấn đề là đối với những cá nhân, tổ chức mà họ gây hại cho Nhà nước rất lớn vì trục lợi, vì tham nhũng, vì lợi ích nhóm và hoàn toàn cố ý thì sau này luật nào điều chỉnh? Vì thế, đề nghị Quốc hội và Chính phủ sớm nghiên cứu để xây dựng dự án luật liên quan đến vấn đề này.

TÂM- THI 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh