Năm 1992 đã ghi một dấu mốc quan trọng trong chặng đường đổi mới và phát triển của Đảng bộ, khi tỉnh Vĩnh Long chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới.
Năm 1992 đã ghi một dấu mốc quan trọng trong chặng đường đổi mới và phát triển của Đảng bộ, khi tỉnh Vĩnh Long chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới.
Qua 25 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh đề ra nhiều chủ trương, giải pháp toàn diện và đột phá, qua đó góp phần đưa Vĩnh Long từ một tỉnh nghèo trở thành tỉnh trung bình khá trong khu vực ĐBSCL.
TP Vĩnh Long hôm nay trên đường phát triển. Ảnh: VINH HIỂN |
Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực
Ngày 5/5/1992, 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh tách ra từ tỉnh Cửu Long chính thức đi vào hoạt động. Sau khi tách tỉnh, Vĩnh Long gặp không ít khó khăn, trước nhất là vấn đề cán bộ, cán bộ quản lý của tỉnh Cửu Long lúc đó vốn đã thiếu, nay chia tách lại càng thiếu hơn, từ cán bộ cốt cán, cán bộ các sở ban ngành, địa phương, đến cán bộ chuyên môn nhiều lĩnh vực.
Thêm một cái khó nữa là kinh tế trong tỉnh vẫn còn nông nghiệp là chủ yếu nhưng chưa phát triển toàn diện; công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu; chưa thu hút được đầu tư nước ngoài; kết cấu hạ tầng kém và đang bị xuống cấp…
Ông Trịnh Văn Lâu- nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long- nhớ lại, khi chia tỉnh, ngoài việc chia tách địa giới hành chính, còn phải chia tách về nhân lực.
Lúc này, Tỉnh ủy cương quyết chia nhỏ các xã ra để dễ quản lý, cũng có đồng chí đặt vấn đề, người ít mà chia nhỏ nữa lấy đâu cán bộ quản lý. Nhưng tỉnh mạnh dạn phân công cán bộ trẻ, năng nổ để đảm trách.
Đảng bộ, chính quyền MTTQ các cấp tỉnh Vĩnh Long luôn quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội, chính sách dân tộc ít người, xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả. |
Cách làm này đã phát huy tác dụng, cán bộ trẻ rất năng nổ, đi đầu trong các phong trào tại địa phương. Tuy nhiên, bấy nhiêu đấy cũng chưa đủ để có thể đáp ứng yêu cầu cho thời kỳ mới, trong bối cảnh ấy, Vĩnh Long tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ cho các ngành, các cấp, hình thành phong trào học tập lan rộng và mạnh mẽ, vì mục tiêu phát triển tỉnh nhà.
Cũng theo ông Trịnh Văn Lâu, lúc đó tỉnh tăng tốc đào tạo cho cán bộ từ tỉnh tới cơ sở, Trường Chính trị tỉnh lúc đó đào tạo liên tục, rồi các đoàn thể tổ chức đào tạo cho cán bộ của mình.
Quyết định đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt mà còn mở đường cho thế hệ tiếp sau. Cho thấy một quyết sách đúng đắn ngay từ những ngày còn khó khăn.
Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2011- 2015, Vĩnh Long đào tạo sau ĐH (thạc sĩ và tiến sĩ) cho gần 1.070 công chức, viên chức.
Đào tạo ĐH, CĐ cho gần 2.390 công chức, viên chức; đào tạo lý luận chính trị trình độ trung cấp, cao cấp, cử nhân cho gần 4.300 cán bộ, công chức, viên chức.
Nhân lực các ngành y tế, giáo dục và một số ngành trọng yếu khác cũng được đầu tư nâng cao trình độ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2015 - 2020 đã được chuẩn hóa.
Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng
Ngày sau khi tái lập tỉnh (1992), Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng bộ tỉnh ngày một trưởng thành và vững mạnh, ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Vĩnh Long đã thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” và đã đạt những thành tựu quan trọng.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên, tại thời điểm đó, Tỉnh ủy Vĩnh Long đã cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII) về đổi mới và chỉnh đốn Đảng bằng Kế hoạch số 02 cho “đảng viên nắm dân”.
Theo đó, tỉnh chỉ đạo đưa đảng viên ở xã- phường- thị trấn về sinh hoạt ở chi bộ ấp- khóm nơi cư trú, qua thời gian thực hiện đã làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nắm chắc tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tạo được sự gần gũi, gắn bó giữa Đảng với quần chúng nhân dân.
Ông Đỗ Quang Diệp- nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long- nhớ lại: Lúc đó, cán bộ tỉnh, huyện, xã thường xuyên sát cơ sở, nghe dân nói, nói dân nghe để đưa chủ trương, đường lối của Đảng xuống cho dân và tiếp thu ý kiến của dân để chỉnh sửa những việc cần phải làm, những thiếu sót, những điều cần chỉnh sửa, từ đó phong trào mới đi lên.
Những thành tựu đạt được trong 25 năm qua là sự nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Long, trong đó, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng mang tính quyết định.
Đồng chí Trương Văn Sáu- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- cho biết, Đảng bộ luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, đảm bảo hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng ở địa phương, đặc biệt là trong xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Từ một Đảng bộ với 337 tổ chức cơ sở đảng và khoảng 11.000 đảng viên (năm 1992), đến nay Đảng bộ tỉnh có 38.367 đảng viên với 414 tổ chức cơ sở đảng, trong đó có khoảng 30% đảng viên trong độ tuổi thanh niên, 60% đảng viên trẻ (dưới 40 tuổi), 62% có chuyên môn nghiệp vụ, 57% được trang bị lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên.
Thành tựu hôm nay
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Vĩnh Long luôn quan tâm đào tạo nguồn nhân lực để có thể đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển tỉnh nhà. |
Qua 25 năm xây dựng và phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh nhà luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực.
Những thành tựu nổi bật của tỉnh qua 25 năm được thể hiện qua tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 1992- 2016 tăng bình quân hàng năm 8,18%; quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, GRDP năm 2016 (theo giá so sánh 2010) gấp 7,13 lần so năm 1991; trong đó, công nghiệp- xây dựng tăng trên 21 lần, dịch vụ tăng 14 lần.
GRDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) tăng khá, từ 1,5 triệu đồng/người năm 1992 lên 41 triệu/người năm 2016 (hơn 27 lần).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sau 25 năm khu vực nông nghiệp giảm 37,22%, công nghiệp - xây dựng tăng 13,81%, dịch vụ tăng 23,41% (cơ cấu kinh tế hiện nay: nông nghiệp 30,84%; công nghiệp và xây dựng 23,44%; dịch vụ 45,72%), từ đó Vĩnh Long thoát khỏi tỉnh thuần nông và đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tỉnh đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng chú ý là: Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia từ 11,9% năm 1992 tăng lên 99,7% năm 2016; đến nay đã cung cấp điện lưới cho 100% xã- phường- thị trấn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. 100% xã đều có đường ôtô đến trung tâm xã, các ấp đều có đường dân sinh, đảm bảo xe 2 bánh đi lại thuận tiện cả trong mùa mưa, trong đó có 360km đường ôtô ấp và liên ấp theo tiêu chí nông thôn mới. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ các trạm cấp nước tập trung khu vực đô thị đạt 98% và khu vực nông thôn đạt 68,8% trên tổng số hộ dân. |
Ngoài ra, cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ và chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đến nay 98% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú; giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 4,77% (chuẩn nghèo đa chiều); 41% trường học và 107/109 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; đến nay có 29 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành tiêu chí thứ 4 về điện nông thôn ở 89/89 xã…
Để thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, đặc biệt là sớm đưa Vĩnh Long trở thành tỉnh khá trong khu vực vào năm 2020, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cho biết, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Tập trung thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, cụ thể là chương trình thu hút vốn đầu tư, chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghị quyết phát triển du lịch Vĩnh Long…
Ngoài ra, triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp cải thiện về môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Nhìn lại 25 năm qua, từ xuất phát điểm là tỉnh nghèo, Vĩnh Long đã phấn đấu để trở thành một tỉnh trung bình khá của vùng ĐBSCL.
Có được những thành tựu đó trước hết là do Đảng bộ tỉnh đoàn kết, thống nhất cả về tư tưởng lẫn hành động, tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân.
Song song đó, tỉnh vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Biết chọn những lĩnh vực, những khâu đột phá để tập trung mọi nguồn lực nhằm tạo sự chuyển biến một cách toàn diện. Những thành tựu 25 năm qua là động lực để Vĩnh Long tiếp tục phát triển, phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của khu vực ĐBSCL.
Do nhu cầu lãnh đạo và quản lý xã hội, phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, theo kiến nghị của HĐND tỉnh Cửu Long, ngày 26/12/1991, tại kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã ra quyết định tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Sự kiện quan trọng diễn ra trong bối cảnh đất nước đổi mới và việc thành lập tỉnh mới được phân định địa bàn phù hợp với từng đặc thù kinh tế, được nhân dân Vĩnh Long- Trà Vinh đồng tình, ủng hộ. |
Bài, ảnh: THANH TÂM
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin