Vừa qua, Bộ Thông tin- Truyền thông có công văn chỉ đạo các cơ quan báo chí, các Sở Thông tin- Truyền thông về việc tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (GC).
Vừa qua, Bộ Thông tin- Truyền thông có công văn chỉ đạo các cơ quan báo chí, các Sở Thông tin- Truyền thông về việc tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm (GC).
Qua đó cho thấy, tuyên truyền vẫn là một kênh quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch cúm GC.
Người dân tích cực hưởng ứng việc tiêm phòng gia súc, gia cầm. |
Theo đó, các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng tăng cường khuyến cáo phòng, chống cúm GC để nhân dân chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm A/H7N9,
A/H5N1, A/H5N6 sang người, các nội dung khuyến cáo không ăn GC, các sản phẩm GC bệnh, chết và không rõ nguồn gốc, đảm bảo ăn chín, uống chín, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Không giết mổ, vận chuyển, mua bán GC và sản phẩm GC không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, người dân nên tránh đi đến các khu vực đã phát hiện có ổ dịch, đặc biệt là các trang trại, khu vực giết mổ và các khu vực được thông báo có nhiễm vi rút cúm
A/H7N9 ở môi trường.
Khi phát hiện GC bệnh, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến GC phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra tuyên truyền cho người dân về các nguy cơ dịch bệnh, nguy cơ mất an toàn thực phẩm của GC, sản phẩm GC nhập khẩu trái phép qua biên giới, để người dân hiểu và không tham gia, tiếp tay cho hoạt động vận chuyển GC, sản phẩm GC nhập lậu.
Thiết thực phòng chống dịch cúm GC, tại Vĩnh Long, thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng (TĐKT) môi trường phòng chống dịch bệnh gia súc, GC đợt 1 từ ngày 1- 20/3/2017. Theo đó, toàn tỉnh đã cấp phát và sử dụng trên 1.090 lít hóa chất phục vụ cho công tác này.
Các trạm chăn nuôi và thú y địa phương đã xác định vùng, khu vực nguy cơ và tổ chức TĐKT tại 30 lò mổ, 96 chợ, 72 ổ dịch cũ và 7.430 hộ chăn nuôi. Toàn tỉnh TĐKT trên 1,2 triệu m2, với số lượng vật nuôi gồm 51.380 con heo, 16.190 con trâu, bò, dê, 561.381 con gà và 518.783 con vịt.
Theo ông Nguyễn Đa Phúc- Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp- PTNT), qua tuyên truyền, vận động, nhận thức của người dân về công tác vệ sinh TĐKT định kỳ trong chăn nuôi được nâng lên.
Chiến dịch TĐKT đợt 1 đã được tổ chức thực hiện tốt, đạt được mục tiêu chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm GC, lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả trên heo,… bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi của tỉnh.
Tuy nhiên khó khăn hiện nay vẫn là tập quán nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh kém, việc làm sạch cơ học trước khi phun xịt hóa chất chưa tốt làm hạn chế hiệu quả TĐKT.
Đối với công tác tiêm phòng vắc xin gia súc, GC đợt 1 cũng được ngành chăn nuôi và thú y thực hiện ngay từ đầu năm kéo dài đến 30/6. Riêng việc tiêm phòng vắc xin trên gia súc cũng được thực hiện từ ngày 2/3 đến hết 30/4.
Các tháng còn lại tiêm bổ sung cho gia súc chưa đến tuổi tiêm phòng hoặc đàn còn bỏ sót trong đợt tiêm chính, đã tiêm phòng hết thời gian miễn dịch bảo hộ hoặc đàn nuôi mới. Vắc xin sử dụng tiêm GC là Navet- Vifluvac subtype H5N1. Gia súc được tiêm vắc xin lở mồm long móng, tai xanh, dại, dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng…
Hiện toàn tỉnh có trên 4,8 triệu con gà (trong đó trên 3,8 con trong diện tiêm) và trên 2,8 triệu con vịt (với trên 2,2 triệu con trong diện tiêm) với tổng cộng 4,17 triệu liều vắc xin dự kiến được sử dụng.
Tam Bình và Mang Thít có tổng đàn GC khá lớn so với các địa phương khác của tỉnh. Hiện Tam Bình có trên 917.000 con vịt và trên 600.000 con gà trong diện tiêm. Riêng Mang Thít, số GC trong diện tiêm lần lượt là gần 400.000 con vịt và trên 1,2 triệu con gà.
Để công tác tiêm phòng đạt kết quả cao, ngành thú y địa phương cùng BCĐ phòng chống dịch các xã đã thông báo lịch tiêm phòng cụ thể ở từng địa bàn và người dân đã chủ động bắt nhốt gia súc, GC để việc tiêm phòng được thuận tiện, an toàn.
Khuyến cáo phòng, chống cúm GC |
Không ăn GC, sản phẩm GC bệnh, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà bông trước khi ăn.
Không giết mổ, vận chuyển, mua bán GC và sản phẩm GC không rõ nguồn gốc.
Người dân nên tránh đi đến các khu vực đã phát hiện có ổ dịch, đặc biệt là trang trại nuôi GC, khu vực giết mổ và các khu vực được thông báo có nhiễm vi rút cúm A/H7N9 ở môi trường.
Khi phát hiện GC bệnh, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến GC phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. |
- Bài, ảnh: LÊ SƠN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin