Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tháng 2/1976, theo Nghị định của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, giải thể cấp khu, hợp nhất các tỉnh miền Nam Việt Nam. Tỉnh Vĩnh Long được sáp nhập với tỉnh Trà Vinh thành lập tỉnh Cửu Long.
Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, tháng 2/1976, theo Nghị định của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, giải thể cấp khu, hợp nhất các tỉnh miền Nam Việt Nam. Tỉnh Vĩnh Long được sáp nhập với tỉnh Trà Vinh thành lập tỉnh Cửu Long.
Đến ngày 26/12/1991, theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, tỉnh Cửu Long được tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh như trước năm 1976. 2 tỉnh tiến hành hoàn thành thủ tục chia tách và chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 5/1992, đến nay vừa tròn 25 năm.
Sau khi được tái lập, trong suốt 25 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Vĩnh Long đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở nông thôn.
Những con đường lầy lội, nhỏ hẹp được mở rộng, tráng nhựa hoặc xi măng (lót đan) và những cây “cầu khỉ” được thay thế bằng cầu bê tông vĩnh cửu, xe 4 bánh đều đến được trung tâm các xã khắp vùng nông thôn trong tỉnh, những con đường liên ấp, liên xã hầu hết xe 2 bánh lưu thông cả trong mùa mưa và mùa nắng, có những nơi được nối liền bằng những con đường tráng nhựa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa nông thôn và thành thị.
Điện lưới quốc gia, tính đến nay đã về khắp các xã ở vùng nông thôn, trên 99% người dân trong tỉnh đều được sử dụng điện trong sinh hoạt và trong sản xuất.
Trường học được xây dựng khang trang, sạch đẹp và được phân bố đều khắp ở các vùng trong tỉnh, có nhiều trường đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt ở vùng nông thôn sâu và vùng đồng bào dân tộc Khmer đều có trường tiểu học, trẻ em đúng tuổi đi học đều được đến trường, trình độ dân trí ngày được nâng cao.
Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, nhất là phòng chống dịch bệnh, phòng ngừa các bệnh hiểm nghèo cho trẻ em.
Trạm xá được xây dựng khang trang và có đầy đủ y- bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ở hầu hết các xã, đặc biệt là các xã vùng nông thôn sâu, vùng căn cứ kháng chiến và vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer.
Chương trình nước sạch nông thôn đã giải quyết được gần 70% hộ dân trong tỉnh, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
Công tác xóa đói, giảm nghèo được Đảng bộ và chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện với nhiều biện pháp thiết thực có hiệu quả, tạo điều kiện cho các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Chính sách đền ơn, đáp nghĩa, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với nước được tổ chức thực hiện tốt, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng suốt đời.
Những thay đổi lớn lao trong 42 năm sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là 25 năm tái lập tỉnh đến nay đã nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân trong tỉnh.
Bộ mặt nông thôn Vĩnh Long ngày càng được đổi mới, ngày càng xích gần với thành thị. Đến nay đã có 29/89 xã được công nhận đạt xã nông thôn mới, những xã còn lại đạt nhiều tiêu chí trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hứa hẹn cho tương lai không xa, tỉnh ta sẽ trở thành một tỉnh khá thuộc khu vực ĐBSCL như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2016- 2020 đề ra.
Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam và 25 tái lập tỉnh, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Vĩnh Long quyết tâm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, văn minh, hạnh phúc, cùng với nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
BÁO VĨNH LONG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin