Theo TTXVN, "Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của Chính phủ kiến tạo trong việc hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh" là chủ đề của hội thảo khoa học cấp quốc gia do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức vào sáng 16/3.
Theo TTXVN, “Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam và vai trò của Chính phủ kiến tạo trong việc hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh” là chủ đề của hội thảo khoa học cấp quốc gia do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp cùng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức vào sáng 16/3.
Tại hội thảo, đại biểu đã phân tích các thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2016, nhận diện những cơ hội, thách thức trong năm 2017 và giai đoạn 2017- 2020; phân tích, đánh giá về môi trường kinh doanh, đặc biệt là môi trường và các điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2 thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Đại biểu cũng phân tích vai trò kiến tạo của Chính phủ trong việc khơi thông và tạo động lực cho phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam trong thời gian qua, khuyến nghị cho những năm tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 và giai đoạn 2016-2020;
nhận diện những khó khăn và động lực phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam trong điều kiện có những biến động của các hiệp định tự do thế hệ mới và các vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế mới và sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, cơ cấu lại đồng bộ, toàn diện các mặt của nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Điều quan trọng nhất hiện nay là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng thực sự cho các chủ thể trong nền kinh tế.
Các động lực tăng trưởng kinh tế của năm 2017 là tiềm năng của kinh tế tư nhân, thị trường tiêu dùng trong nước, dòng vốn đầu tư trực tiếp ngoài và đầu tư cơ sở hạ tầng. Các điểm nghẽn về mặt thể chế, nếu được tháo gỡ cũng chính là động lực cho tăng trưởng.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin