Ngày 5/12, Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2014- 2016.
Ngày 5/12, Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2014- 2016.
Tỉnh sẽ quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng vùng sản xuất tập trung. |
Theo đánh giá, 3 năm qua việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thu được nhiều kết quả quan trọng, xu hướng sản xuất theo hướng chất lượng và an toàn thực phẩm được chú trọng, cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi và thủy sản, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được triển khai, nhân rộng.
Cụ thể, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2014- 2016 tăng bình quân 0,34%, trong đó trồng trọt giảm 0,39%, chăn nuôi tăng 4,8%, thủy sản giảm 3,57%. Tính đến nay, khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chiếm khoảng 30,84%.
Giá trị sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi thủy sản trên 1 ha đất canh tác bình quân giai đoạn 2011- 2015 tăng 8,3%, kết quả năm 2015 đạt 150,75 triệu đồng/ha, đạt 83,8% kế hoạch.
Bên cạnh những thuận lợi, việc thực hiện đề án tái cơ cấu về tổng thể cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, sản xuất nông nghiệp vẫn còn khó khăn nhất là tác động của biến đổi khí hậu.
Định hướng một số vấn đề thực hiện đề án này giai đoạn 2017- 2020, Tỉnh ủy quyết định 6 sản phẩm chủ lực để tập trung đầu tư với 3 cây và 3 con. 3 cây được chọn là cây lúa- cây khoai lang- cây có múi (cam, bưởi) và 3 con là con bò- con heo- con cá.
Đây là những sản phẩm có khả năng thương mại và có doanh nghiệp tiêu thụ, trong thời gian tới tỉnh sẽ xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu…
Tỉnh cũng chọn 3 huyện làm điểm để chỉ đạo, trong đó huyện Vũng Liêm làm điểm sản xuất kinh tế vườn và chăn nuôi, Tam Bình sản xuất lúa và Bình Tân sản xuất rau màu.
Tin, ảnh: THANH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin