Theo TTXVN, sáng 14/9/2016, tiếp tục phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Quản lý ngoại thương.
Theo TTXVN, sáng 14/9/2016, tiếp tục phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Quản lý ngoại thương.
Dự thảo Luật Quản lý ngoại thương bao gồm 8 chương, 114 điều. Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết ban hành Luật Quản lý ngoại thương nhằm góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ điều chỉnh hoạt động ngoại thương, đồng thời tăng cường công cụ quản lý nhà nước về ngoại thương, đảm bảo minh bạch, hiệu quả, phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hoàn thiện chính sách phát triển ngoại thương, tận dụng tối đa những thuận lợi mà các cam kết quốc tế mang lại, tạo lập chính sách phòng vệ thương mại linh hoạt và phù hợp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện phát triển hoạt động ngoại thương của thương nhân trong nước và nước ngoài, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Các ý kiến đánh giá, dự án luật này được chuẩn bị công phu trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành Luật Thương mại năm 2005, rà soát các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan, đối chiếu với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, luật hóa tối đa các quy định của các văn bản dưới luật đã được kiểm nghiệm có tính ổn định trong thực tiễn và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; rà soát kỹ nội dung của dự án luật này để tránh sự mâu thuẫn, chồng chéo với các luật khác
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần rà soát lại tính hợp hiến của dự luật vì luật này có liên quan đến các điều cấm đồng thời, cần cân nhắc đề xuất thành lập cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài.
Chiều 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đấu giá tài sản.
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin