Thông tư số 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính vừa có hiệu lực thi hành (ngày 12/8/2016), góp phần tạo sự minh bạch, rõ ràng trong thực hiện đăng ký thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) giảm chi phí và nhiều thủ tục hành chính...
Thông tư số 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính vừa có hiệu lực thi hành (ngày 12/8/2016), góp phần tạo sự minh bạch, rõ ràng trong thực hiện đăng ký thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) giảm chi phí và nhiều thủ tục hành chính...
Quy định về đăng ký thuế mới tạo thuận lợi cho DN giảm chi phí và nhiều thủ tục hành chính.Ảnh: TRẦN PHƯỚC |
Quy định mới giúp DN hiểu rõ hơn quy trình, thủ tục và các bước thực hiện đăng ký thuế. Ngoài việc hướng dẫn các hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thuế; thay đổi thông tin đăng ký thuế; chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trách nhiệm quản lý, sử dụng mã số thuế, Thông tư 95 còn hướng dẫn thêm về khôi phục mã số thuế, tạm ngừng kinh doanh, đăng ký thuế đối với trường hợp tổ chức lại, chuyển đổi mô hình hoạt động của tổ chức.
Quy định cụ thể về đăng ký thuế trong trường hợp DN thành lập và hoạt động theo Luật DN và trường hợp DN không thành lập và hoạt động theo Luật DN.
Theo đó, nếu DN thành lập và hoạt động theo Luật DN thì đăng ký thuế cùng với việc đăng ký kinh doanh theo Luật DN và văn bản hướng dẫn về đăng ký DN. Nếu DN không thành lập và hoạt động theo Luật DN, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và những nội dung liên quan đến quản lý thuế, đăng ký thuế của DN thành lập theo Luật DN nhưng chưa được quy định tại Luật DN và văn bản hướng dẫn thì đăng ký thuế theo Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Thông tư 95 với một số quy định mới.
Quy định chi tiết, cụ thể hơn đối tượng áp dụng
Thông tư 95 đã phân định đối tượng áp dụng theo 6 nhóm cụ thể trong khi đối tượng áp dụng tại Thông tư số 80 khá dàn trải và sơ sài. Theo đó, 6 nhóm đối tượng là: nhóm nộp thuế; nhóm được ủy nhiệm thu; nhóm người phụ thuộc; nhóm cơ quan thuế; nhóm cơ quan hải quan; nhóm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều chỉnh quy định về mã số thuế (MST) để phù hợp các quy định liên quan
Trong khi Thông tư 80 trước đây chỉ bao gồm chữ số, nay MST quy định tại Thông tư 95 là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo Luật Quản lý thuế. Cụ thể, MST có cấu trúc như sau: N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 - N11N12N13.
Các quy định đối với dãy N3N4N5N6N7N8N9 N10 và N11N12N13 không đổi so với Thông tư 80. Tuy nhiên Thông tư 95 bỏ quy định “N1 đến N10 được cấp cho đơn vị chính và DN thành viên” và bổ sung quy định “Dấu ngạch ngang: là ký tự để phân tách nhóm 10 số đầu và nhóm 3 số cuối”.
Ngoài ra, quy định MST DN tại Thông tư 95 cũng phù hợp với MST DN theo quy định.
Quy định chi tiết việc sử dụng MST
Người nộp thuế sử dụng MST để khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế sản xuất, kinh doanh tại nhiều địa bàn khác nhau.
DN, tổ chức đã được cấp MST nếu phát sinh các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh sang địa bàn tỉnh, thành phố khác nhưng không lập chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc hoặc có cơ sở sản xuất trực thuộc trên địa bàn khác tỉnh- thành nơi đóng trụ sở chính, thuộc đối tượng được hạch toán khoản thu của ngân sách nhà nước theo Luật Quản lý thuế, thì sử dụng MST đã cấp để khai thuế, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi phát sinh hoạt động kinh doanh mới hoặc mở rộng kinh doanh.
Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh có từ 2 địa điểm kinh doanh trở lên và mỗi địa điểm kinh doanh do một cơ quan thuế quản lý thì sử dụng MST đã cấp để kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế tại địa bàn nơi có địa điểm kinh doanh.
Cá nhân đã được cấp MST cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, nếu cá nhân là đại diện hộ kinh doanh thì sử dụng MST của mình để kê khai, nộp thuế cho hoạt động kinh doanh và ngược lại.
Chủ DNTN phải sử dụng MST cá nhân của mình để kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNCN của bản thân chủ DNTN.
Nếu DNTN phát sinh nghĩa vụ khấu trừ, nộp thay thuế TNCN cho các cá nhân làm việc tại DNTN thì sử dụng MST của DNTN để kê khai, khấu trừ,
nộp thay.
Cá nhân là người phụ thuộc khi phát sinh nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước thì sử dụng MST đã được cấp cho người phụ thuộc để khai thuế, nộp thuế đối với các nghĩa vụ phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước.
Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ phát sinh nghĩa vụ thuế lần đầu, thực hiện chuyển MST của người phụ thuộc thành MST của người nộp thuế để hạch toán nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế.
LÝ AN (tổng hợp)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin