TP Vĩnh Long: Khôi phục các mặt hàng truyền thống từ nguồn nguyên liệu sẵn có

06:07, 14/07/2016

Theo thống kê, đến cuối năm 2015, thành phố có 1.059 cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng với 2.486 lao động.

Theo thống kê, đến cuối năm 2015, thành phố có 1.059 cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng với 2.486 lao động.

Các ngành hàng phát triển khá và ổn định trong tổng giá trị sản xuất tại địa phương như: trứng vịt muối, giày dép, chế biến thực phẩm, sản xuất nước uống, hóa chất, sản phẩm từ gỗ, tre nứa, lục bình,…

Bên cạnh đó, TP Vĩnh Long còn có một số nghề thủ công truyền thống và nghề mới như: đan cần xé, rèn, đan thảm lục bình, sản xuất gạch gốm, sản xuất bánh tráng,...

Từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Phấn đấu xây dựng 1- 2 làng nghề, làng nghề mới, làng nghề có nguy cơ bị mai một.

Duy trì mở rộng phát triển các ngành hiện có và những làng nghề chưa đủ tiêu chí nhằm mở rộng quy mô và hiệu quả sản xuất.

Từng bước khôi phục, mở rộng các mặt hàng truyền thống làm cơ sở phát triển hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm, đan thảm lục bình, mộc, mây tre, sản phẩm từ các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương...

Phát triển các ngành công nghiệp chế biến như nước chấm, bánh phồng tôm, trứng vịt muối, trái cây đóng hộp, cá tra xuất khẩu,...

Qua đó nhằm bảo tồn, duy trì và từng bước khôi phục các ngành nghề truyền thống của địa phương, phát triển một số ngành nghề mới phù hợp với điều kiện của địa phương để thu hút lao động nông thôn, nông nhàn và gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Nhất là ưu tiên hỗ trợ ngành nghề, làng nghề có thị trường, có tiềm năng phát triển, các ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Góp phần hướng tới xây dựng thành phố sáng- xanh- sạch- đẹp, phấn đấu thực hiện đạt tiêu chí đô thị loại II trước năm 2020.

MAI YẾN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh