Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại Vĩnh Long mới đây là Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã chỉ đạo địa phương đặc biệt chú ý đến tình trạng sạt lở. Bởi một khi sạt lở xảy ra thì thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh.
Trưởng đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại Vĩnh Long mới đây là Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã chỉ đạo địa phương đặc biệt chú ý đến tình trạng sạt lở. Bởi một khi sạt lở xảy ra thì thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh.
Sạt lở ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh. Việc gia cố các công trình đòi hỏi nguồn kinh phí khá lớn. |
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đầu mùa mưa đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 27 điểm sạt lở với chiều dài 818m bờ, ảnh hưởng đến 36 hộ dân, 2 nhà kiên cố và trên 18ha vườn cây ăn trái tại TP Vĩnh Long, Vũng Liêm, Mang Thít, Tam Bình, TX Bình Minh. Ước thiệt hại 150 triệu đồng.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Mang Thít cũng đã xảy nhiều điểm sạt lở. Theo ông Trương Tấn Được- Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện, do ảnh hưởng của dòng chảy, chân triều xuống thấp kết hợp với những cơn mưa đầu mùa và nền địa chất yếu đã làm sạt lở 9 đoạn đê bao tại 8 xã. Tổng chiều dài sạt lở 333m.
Trong đó, có một số điểm sạt lở đến lần thứ 2, thứ 3 như đoạn sạt lở đê bao tại các ấp: Gò Nhum, Thanh Phong, Tân Quy (Tân Long Hội), Định Thới A (An Phước), Phú Thuận B (Nhơn Phú), Long Hòa 2 (Long Mỹ), Bình Tịnh B (Hòa Tịnh).
Có những đoạn sạt lở các xã đã sử dụng “4 tại chỗ” gia cố nhưng lại tiếp tục sạt lở nên các xã rất cần hỗ trợ để khắc phục.
Còn tại Tam Bình, hiện nay trên các tuyến sông Măng, sông Cái Ngang, sông Ba Phố đã có 4 xã chịu ảnh hưởng sạt lở với tổng chiều dài 224m.
Ông Nguyễn Văn Thả- Trưởng Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện cho biết, nếu không được khắc phục kịp thì có nguy cơ sạt lở thêm khoảng 759m tại các xã Loan Mỹ, Bình Ninh, Hòa Hiệp, Phú Lộc.
Các đoạn sạt lở này nằm cặp tuyến sông lớn, thường xuyên xảy ra sạt lở vào mùa mưa.
Trồng cây giữ đất cũng được xem là giải pháp hay để phòng sạt lở bờ sông. |
TS. Văn Hữu Huệ- Phó Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư cho rằng, nguyên nhân sạt lở do những năm gần đây mực nước trong hệ thống sông rạch xuống thấp khiến nước ngầm từ trong đất rỉ ra sông, quá trình này nước ngầm vận chuyển theo vật liệu gây xói mòn, khiến đê bao không còn chắc chắn nên khi sau mùa nắng, gặp mưa xuống thì gây ra sạt lở.
TS Văn Hữu Huệ cũng bày tỏ lo ngại việc cho phép can thiệp bồi tạo các cồn trên sông, vì sông bồi lắng chỗ này thì sẽ xói lở chỗ khác.
Chưa kể việc con người can thiệp vào việc vun bồi các cồn có thể làm thay đổi dòng chảy khiến những nơi sạt lở ngày càng sạt lở thêm.
Ví như việc bồi tạo cồn trên sông Cổ Chiên nhiều khả năng tác động đến dòng chảy, khiến cho khu vực sạt lở phía TP Vĩnh Long thêm gia tăng áp lực.
“Chưa biết việc bồi tạo cồn mang lại nguồn lợi đến đâu, chứ chi phí cho việc xây kè, chống sạt lở thì không hề nhỏ và nguy cơ sạt lở thì luôn rình rập, đe dọa đến tính mạng và tài sản người dân”- ông Văn Hữu Huệ nói.
Bàn về giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, TS. Văn Hữu Huệ đề nghị, bên cạnh giải pháp công trình, nên vận động người dân trồng cây bần, cây dừa nước,… để phòng xói lở bờ sông.
Một góc nhìn khác, ông Trần Hoàng Tựu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho rằng, giải pháp công trình cho việc chống sạt lở là cần thiết, vì những điểm đã xảy ra sạt lở, xâm thực sâu vào đất liền, có nơi mất hết lối đi.
Nơi xảy ra sạt lở thường ăn sâu hàng chục mét thì rất khó có thể trồng cây để giữ đất vì trồng bao nhiêu cũng bị cuốn trôi. Do đó, cần phải thực hiện giải pháp công trình tại những điểm nóng để bảo vệ sản xuất dân sinh.
Liên quan đến thủ tục đầu tư công trình ứng phó sạt lở, nhiều ý kiến cho rằng còn lắm nhiêu khê. Có một thực tế là sạt lở xảy ra thì không ai đoán biết trước được nhưng việc đầu tư công trình ứng phó thì phải trải qua các trình tự thủ tục đầu tư mất khá nhiều thời gian, do đó không đáp ứng được tính cấp bách, ứng phó không kịp thời.
Làm việc với BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai mới đây, ông Trần Hoàng Tựu đề xuất Trung ương xem xét việc cần có cơ chế đặc thù trong việc đầu tư xây dựng các công trình cấp bách. Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái thống nhất cao với đề xuất này và cho rằng có như vậy mới phát huy hiệu quả của việc ứng phó thiên tai.
Vĩnh Long kiến nghị Trung ương đầu tư các dự án kè bảo vệ các khu vực trọng điểm như: kè Cái Vồn, kè Chợ Bà (TX Bình Minh), kè thị trấn Tam Bình, kè thị trấn Trà Ôn, kè thị trấn Long Hồ, kè thị trấn Tân Quới (Bình Tân), kè bờ sông Tiền (TP Vĩnh Long). |
Bài, ảnh: LÊ SƠN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin