"Hợp chất gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung như một ổ độc chứa xyanua, đi tới đâu khiến cá chết tại đó."
"Hợp chất gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung như một ổ độc chứa xyanua, đi tới đâu khiến cá chết tại đó."
Họp báo công bố nguyên nhân cá chết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Đây là kết quả sau khi nghiên cứu vừa được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết trong buổi họp báo tối 30/6.
Theo Bộ trưởng, đây là kết quả khách quan, dựa trên phân tích hàng nghìn phân tích khác nhau. Kết quả sau đó đã chỉ ra hiện tượng di chuyển của một hợp chất theo dòng hải lưu từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế.
"Hợp chất này một tấm đệm ổ độc, hấp thu chất kim loại trực tiếp trong biển và chứa xyanua, bản thân nó có nhu cầu oxy, đi tới đâu gây độc tố và gây nên cái chết của cá," Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
Bộ trưởng cho hay, việc tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt cần làm bài bản, chính xác và đảm bảo đầy đủ chứng cứ.
Quá trình này theo ông phải xác định nguyên nhân nào đang làm cá chết, cơ chế ra sao và nguồn ô nhiễm từ đâu.
Bộ trưởng khẳng định, cơ quan chức năng đã tập trung 100 nhà khoa học trong và ngoài nước ở các lĩnh vực từ sinh học, hóa học, khí tượng học, hải dương học tới vũ trụ học.
Báo cáo nhận được theo Bộ trưởng đã qua phân tích hàng nghìn mẫu và nhiều mẫu cần vài tuần để có kết quả. Ngoài ra, một số mẫu theo Bộ trưởng cần đợi thêm ý kiến của các phòng thí nghiệm quốc tế.
Khi có kết quả, cơ quan chức năng cần tổ chức hội đồng khoa học để đánh giá.
Trả lời cho những nguyên nhân ban đầu được Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu ra trong đó có thủy triều đỏ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho hay, tại thời điểm đó, các nhà khoa học thực tế đã ghi nhận hiện tượng.
Tuy nhiên, quá trình này cần phải nghiên cứu để xác định chính xác nguyên nhân.
Thông tin về quá trình tìm ra nguyên nhân cá chết, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định các nhà khoa học trong nước đã nỗ lực, cố gắng cao nhất trong suốt thời gian qua với sự tham gia phối hợp của cả các chuyên gia nước ngoài như Nhật, Pháp, Đức, Mỹ... bổ sung những dữ liệu đối chứng, so sánh, phân tích các chỉ tiêu, thông qua đó chúng ta có được những căn cứ khoa học với đầy đủ độ tin cậy, tính khách quan, thuyết phục cao nhất để đưa đến kết luận được các nhà khoa học trong nước và quốc tế thừa nhận.
Những kết quả đã được công bố là minh chứng sinh động cho những nỗ lực, cố gắng cũng như năng lực của nhà khoa học trong nước trong tiếp cận, xử lý những vấn đề khoa học hết sức phức tạp.
Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, các nhà khoa học, chuyên gia đã gặp nhiều khó khăn do phải tìm kiếm dấu vết ngay tại thực địa, đáy biển, đồng thời từ đó phân tích hồi tố những điều kiện thực địa ban đầu.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho biết: sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra vào tháng 12/2014 tại tỉnh Chiba, Nhật Bản mà hơn 1 năm sau (12/2015), Hội đồng đánh giá của Nhật Bản với các chuyên gia hàng đầu về môi trường biển mới có thể kết luận được nguyên nhân là do một công ty gang thép xả thải chất độc ra biển.
Từ đó để thấy những nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng, các nhà khoa học, chuyên gia trong việc tìm nguyên nhân, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung Việt Nam./.
Theo TTXVN
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin