Hơn tháng nay, những cơn mưa đầu mùa đã góp phần ngọt hóa đồng ruộng, rẫy màu, vườn cây ăn trái ĐBSCL sau nhiều tháng hạn mặn gay gắt.
Hơn tháng nay, những cơn mưa đầu mùa đã góp phần ngọt hóa đồng ruộng, rẫy màu, vườn cây ăn trái ĐBSCL sau nhiều tháng hạn mặn gay gắt.
Nông dân đã bắt đầu gieo sạ lúa Hè Thu, tu bổ lại ao hồ nuôi trồng thủy sản. Nông dân nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai và bắt đầu mùa vụ mới. Đó là việc làm thường nhật của người dân ở vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt trong năm.
Tuy nhiên, cách thích ứng như vậy không còn phù hợp với thời tiết, khí hậu diễn biến cực đoan, không có quy luật như hiện nay.
Có thể thấy rằng, biến đổi khí hậu làm thay đổi thời tiết khó lường, còn sự phá hoại môi trường của con người lại cho thấy rõ những tác động tiêu cực trước mắt cũng như lâu dài. Cụ thể là lượng nước trên hệ thống sông Cửu Long sẽ còn giảm sút, hạn hán và xâm nhập mặn sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
Nhiều nơi nông dân đã có ý thức trữ nước mưa bằng cách đúc mái đầm, xây xi tẹt,... nhưng chỉ để sử dụng cho sinh hoạt trong tháng nắng hạn.
Bến Tre là một trong những địa phương bị ảnh hưởng hạn mặn nặng nhất. Vừa qua, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy có thư ngỏ gửi toàn thể đảng viên, đoàn viên, hội viên, bà con nhân dân về kế hoạch phát động phong trào trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Thư ngỏ kêu gọi từng người dân phải cùng suy nghĩ, có trách nhiệm đóng góp trí tuệ, sức lực vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung, nắng hạn, xâm nhập mặn nói riêng,
Trong khi “chờ” các nhà hoạch định chiến lược về thủy lợi, về chuyển đổi cây trồng vật nuôi… thì người dân đã tự cứu mình, có ý thức, có sáng kiến trữ nước ngọt trong mùa mưa. Ít ra là để bảo đảm sinh hoạt tối thiểu trong mùa hạn mặn.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin