Hiện nay, cả nước có 5.096 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống được công nhận.
Hiện nay, cả nước có 5.096 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống được công nhận.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở, hộ sản xuất tại làng nghề truyền thống đều ở quy mô vừa và nhỏ, khả năng tài chính hạn chế, các hộ đều bố trí nơi sản xuất chung với sinh hoạt của gia đình, thiếu vốn đầu tư công nghệ mới và mở rộng sản xuất.
Ngoài ra, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, nguồn nguyên liệu tự nhiên đang khan hiếm dần; sự biến động của thị trường, sức ép cạnh tranh khiến nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Đó cũng chính là lý do khiến các làng nghề không tạo được môi trường du lịch có sức hút mạnh.
Trong quá trình hoạt động, việc kết nối giữa làng nghề với các đơn vị kinh doanh du lịch lữ hành còn yếu; chưa tìm ra được sản phẩm truyền thống đặc trưng hay sản phẩm thu hút khách du lịch.
Theo các chuyên gia, để phát triển làng nghề bền vững, cần có vai trò quản lý của Nhà nước trong việc định hướng, có chính sách hỗ trợ tổng thể cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề Việt Nam về tài chính; quy hoạch tạo vùng nguyên liệu bền vững; hỗ trợ xây dựng thương hiệu; tăng cường liên kết từ khâu cung ứng vật liệu, tạo mẫu mã, sản xuất, phân phối…
PV
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin