Đây là một trong những giải pháp được nhiều đại biểu thống nhất cao tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu về khô hạn và xâm nhập mặn ở Vĩnh Long" do Liên hiệp Các Hội Khoa học và kỹ thuật, UBND huyện Vũng Liêm tổ chức sáng 12/5.
Đây là một trong những giải pháp được nhiều đại biểu thống nhất cao tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu về khô hạn và xâm nhập mặn ở Vĩnh Long” do Liên hiệp Các Hội Khoa học và kỹ thuật, UBND huyện Vũng Liêm tổ chức sáng 12/5.
Hội thảo “Thực trạng và giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu về khô hạn và xâm nhập mặn ở Vĩnh Long” tại Vũng Liêm vào sáng 12/5. |
Ông Nguyễn Trọng Danh- Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cho rằng, hạn mặn năm nay nằm trong quy luật tự nhiên và đã được dự báo trước, vì vậy cần hết sức bình tĩnh ứng phó, không nên đương đầu mà cần phải thích nghi, biến thiên tai thành lợi thế mới cho nền sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa.
Về giải pháp, ông đề xuất các địa phương cần khuyến khích người dân tận dụng mương, ao quanh nhà trữ nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Nhiều diện tích lúa Hè Thu ở Mang Thít xuống giống trễ do ảnh hưởng hạn, mặn. |
Phó Chủ tịch UBND huyện Vũng Liêm- Hồ Công Nguyên đề xuất, nếu tình hình hạn, mặn càng khắc nghiệt nên bố trí sản xuất 2 vụ lúa thay vì 3 vụ như hiện nay; chuyển một số khu vực trồng lúa sang màu để hạn chế nước tưới. Về lâu dài phải thực hiện các giải pháp công trình thủy lợi, ưu tiên thực cống hở các cửa sông để giữ ngọt, tháo mặn được dễ dàng.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu còn đề xuất ngành chuyên môn cần tăng cường tuyên truyền, phát tờ rơi hướng dẫn để người dân chủ động ứng phó hạn mặn.
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT, từ đầu năm đến nay ước tổng thiệt hại lúa, hoa màu và cây ăn trái do hạn, mặn là trên 123 tỷ đồng, nặng nhất là Vũng Liêm với trên 120 tỷ đồng.
Tin, ảnh: HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin