Cứ khoảng từ 16 giờ 30 đến 18 giờ hàng ngày, từng đàn còn lần lượt bay về trú ngụ trong vườn bạch đàn rộng khoảng 1ha ở ấp Lung Đồng, xã Phú Lộc (Tam Bình).
Cứ khoảng từ 16 giờ 30 đến 18 giờ hàng ngày, từng đàn còn lần lượt bay về trú ngụ trong vườn bạch đàn rộng khoảng 1ha ở ấp Lung Đồng, xã Phú Lộc (Tam Bình).
Từ QL1 vào đường huyện Bầu Gốc- Phú Lộc khoảng 2km. Phía bên phải có vườn bạch đàn, nằm cách đường Bầu Gốc khoảng 300m, đây là nơi trú ngụ của hàng ngàn con cò trắng, cò đen, cò bông...
Người dân ở ấp Lung Đồng, xung quanh khu vườn bạch đàn cho biết, vườn bạch đàn này của ông Bảy Hạnh ở Vĩnh Long.
Trước kia đây là trại nuôi heo, sau khi nghỉ nuôi heo, chủ trại trồng bạch đàn. Từ đó, cò lần lượt về trú ngụ, ngày càng nhiều. Đông nhất là vài tháng trở lại đây, đến nay ước tính có khoảng vài ngàn con.
Cứ chiều chiều, theo thói quen khoảng 16 giờ 30 đến 18 giờ, lần lượt từng đàn, từng đàn bay về, chúng uốn lượn vài vòng rồi mới đáp xuống. Vì vậy, cứ chiều về ngay giờ tan tầm, công nhân khu công nghiệp Hòa Phú trên đường về nhà đều dừng lại xem cò về ngủ.
Chúng tôi đến xem cò về vào chiều chủ nhật, đây là ngày nghỉ của công nhân, nhưng cũng có người dân trong khu vực đến chờ xem cò về. Thấy chúng tôi đeo máy chụp hình, người dân nói "Chuẩn bị nhe, cò sắp về rồi". Chờ đợi khoảng 15 phút, từng đàn vài con, vài chục con bay về.
Rồi không biết từ hướng nào, một đàn còn lớn cả ngàn con dày đặc bay về uốn lượn trên vườn bạch đàn vài vòng rồi mới đáp xuống vườn cây. Hết đàn này đến đàn khác, cứ lần lượt bay về. Chúng tôi thì tay liên hồi bấm máy, người xem thì hò reo vui mừng.
Và cứ lần lượt, cò bay về vườn bạch đàn, cò trắng, cò bông, cò đen lẫn lộn tạo nên màu sắc vô cùng đẹp. Mãi ngắn cò bay về, đến khi cò hết về thì mặt trời đã tắt hẳn...
Chị Lam- nhà ở đối diện vườn bạch đàn nói: "Mỗi chiều công nhân đi làm về đường này cũng dừng lại xem cò về. Gia đình tui cũng vậy. Cứ chiều chiều là cả gia đình cứ ngồi chờ.
Hồi nhỏ, tui cũng thấy cò đi kiếm ăn rải rác trên đồng, hoặc chiều chiều chúng trú ngụ trên những cây bần ven sông; nhưng đó chỉ là ký ức, lâu rồi không thấy nữa. Có lẽ do con người săn bắt, dần dần cũng hết. Vì vậy, khi thấy đàn còn về đây mỗi buổi chiều làm cả nhà tui vui lắm".
Bài, ảnh: HÙNG HẬU
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin