Đây là sự việc ngoài ý muốn, gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục, sau khi rút kinh nghiệm, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai đang xem xét kiểm điểm đối với người ra đề thi.
[links()]Đây là sự việc ngoài ý muốn, gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục, sau khi rút kinh nghiệm, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai đang xem xét kiểm điểm đối với người ra đề thi.
Liên quan đến sai sót trong đề thi học kỳ 2 môn ngữ văn khối 12 năm học 2015-2016 “đưa tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận thuộc miền Tây”, ngày 13/4, Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai đã họp Hội đồng ra đề thi và xem xét xử lý đối với người ra đề thi.
Theo người phát ngôn của Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai, đây là sai sót của cán bộ ra đề thi khi không kiểm chứng kiến thức địa lý. Dù có sai sót, song điều này không ảnh hưởng đến phần trả lời và bài thi của thí sinh, kết quả thi môn ngữ văn vẫn không thay đổi.
Đề thi môn ngữ Văn lớp 12 có sự sai sót. |
"Chúng tôi đã họp Hội đồng ra đề và xác định nguyên nhân dẫn đến sai sót là do cán bộ ra đề thi trích dẫn nội dung từ một tờ báo, tuy nhiên, người ra đề đã không kiểm chứng kiến thức địa lý được nêu trong bài báo. Đây là sự việc ngoài ý muốn, gây dư luận không tốt đối với ngành giáo dục, sau khi rút kinh nghiệm, Sở Giáo dục đang xem xét kiểm điểm, xử lý đối với người ra đề thi".
Như tin đã đưa, ngày 12/4, tại đề thi trong câu số 1 phần II (phần làm văn) có nội dụng: “Tính đến nay, đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó có mười tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Thuận, Ninh Thuận và hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum.
Từ thông tin trên, anh/chị hãy viết một bài luận khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng biến đổi khí hậu nghiêm trọng đang diễn ra ở nước ta hiện nay”.
Theo nhiều thí sinh, sau khi phát hiện ra lỗi này, các em bất ngờ nhưng do phải tập trung vào làm bài nên không thắc mắc. Kết thúc buổi thi, học sinh bàn tán rất sôi nổi về kiến thức địa lý trong đề thi.
Theo PLO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin