Trước tình hình nước mặn đang lên nên dự báo sẽ có khoảng 10.000 ha lúa hè Thu phải kéo dài thời gian xuống giống chờ mưa xuống.
[links()]
Trước tình hình nước mặn đang lên nên dự báo sẽ có khoảng 10.000 ha lúa hè Thu phải kéo dài thời gian xuống giống chờ mưa xuống.
Khô hạn, xâm nhập mặn cũng là điều kiện cho sâu bệnh bộc phát gây hại. |
TS Nguyễn Thị Tuyết Mai- Giám đốc Trung tâm Giống Nông nghiệp cho biết, vụ Hè Thu này toàn tỉnh có kế hoạch xuống giống khoảng 55.000 ha, chia thành 3 đợt. Đến nay đã xuống xong đợt 1 với khoảng 8.000 ha, đạt khoảng 24% kế hoạch.
Hiện các địa phương đang xuống giống đợt 2, dự kiến khoảng 40.000. Tuy vậy, tình hình nước mặn đang lên nên dự báo sẽ có khoảng 10.000 ha phải kéo dài thời gian xuống giống chờ mưa xuống.
“Những diện tích này tập trung tại các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Tam Bình, Mang Thít. Những diện tích nào đã xuống giống rồi thì bà con cần tập trung chăm sóc, đặc biệt là việc trữ nước ngọt, theo dõi dộ mặn thường xuyên. Trường hợp nước mặn trên 4‰ nên bỏ luôn vụ Hè Thu, cày xới phơi đất chuẩn bị cho vụ tiếp theo”- Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai lưu ý và cho biết thêm, ngoài xâm nhập mặn cây lúa, vụ Hè Thu này dự báo sẽ có khoảng 20.000 ha lúa, cây ăn trái hoa màu trên toàn tỉnh bị khô hạn.
Để ứng phó, hiện Sở Nông nghiệp- PTNT đang xây dựng lịch thời vụ để “né” hạn, mặn những diện tích xuống giống còn lại, nhất là khi lúa, hoa giai đoạn trổ bông, đậu trái; khuyến cáo nông dân xuống giống đồng loạt trên từng cánh đồng để chủ động việc sử dụng nguồn nước.
Đến nay, toàn tỉnh có 1.274 ha lúa, 22 ha hoa màu bị nhiễm mặn, tập trung nhiều ở các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và Mang Thít.
Tin, ảnh: HOÀNG MINH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin