Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các biện pháp để nhanh chóng khắc phục hậu quả nghiêm trọng của vụ tai nạn trên.
[links()]
Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các biện pháp để nhanh chóng khắc phục hậu quả nghiêm trọng của vụ tai nạn trên.
Hiện trường vụ sập cầu Ghềnh vẫn còn ngổn ngang |
Sáng ngày 21/3, tại hiện trường vụ sập cầu Ghềnh Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các biện pháp để nhanh chóng khắc phục hậu quả nghiêm trọng của vụ tai nạn trên.
Ông Đới Sỹ Hưng, Phó tổng giám đốc, Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho biết: Trước mắt Bộ GTVT đã chỉ đạo và ưu tiên công tác giải phóng hiện trường. Trước khi công tác này được thực hiện, chúng tôi phải lên các phương án khảo sát để kiểm tra xem dầm cầu rơi ở khu vực nào và cách tổ chức trục vớt. Chúng tôi đã quyết định các phương án, và dự đoán quá trình trục vớt dự kiến khoảng 7 đến 10 ngày.
Ông Hưng cũng cho biết thêm, do tuyến đường sắt Bắc – Nam đang bị gián đoạn nên chúng tôi phải lập các phương án để đảm bảo một cách nhanh nhất xử lý hiện trường. Cụ thể, các phương án ban đầu gồm khôi phục lại như cũ tuyến đường này, xây dựng một tuyến đường mới, hoặc là một công trình phụ. Chúng tôi cũng đã giao cho các đơn vị tư vấn trong tuần tới sẽ lựa chọn một phương án hữu hiệu nhất để giải quyết giao thông cho khu vực.
Sau khi sự cố xảy ra, toàn bộ lực lượng đầu ngành đường sắt đã tập trung tại phía Nam. Tất cả các đơn vị trong ngành đường sắt đều hỗ trợ cho việc lưu chuyển hành khách và hàng hóa. Ngay sau khi sự cố xảy ra, chúng tôi đã triển khai nhiều cuộc họp để chọn các phương án hữu hiệu nhất đáp ứng tối đa những yêu cầu cụ thể của Bộ GTVT.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin