Ngày 7/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Phòng Văn hóa Thông tin Mang Thít, UBND xã Tân Long Hội, Ban hội hương đình Tân Thắng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh cho đình Tân Thắng.
Ngày 7/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long phối hợp cùng Phòng Văn hóa Thông tin Mang Thít, UBND xã Tân Long Hội, Ban hội hương đình Tân Thắng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh cho đình Tân Thắng.
Đình Tân Thắng được xây dựng đầu thế kỷ XIX do ông Võ Văn Tài khởi xướng xây dựng trong khuôn viên 6.780,2m2, được xây dựng nền đất, cột bằng thao lao, vách ván, mái lợp ngói âm dương. Đình gồm có cổng, bàn thờ thần Nông, miếu Bà Chúa Xứ, võ ca, võ quy, chánh điện. Ngày 29/11 năm Tự Đức thứ Năm (8/1/1853), đình Tân Thắng được triều đình nhà Nguyễn sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình Tân Thắng góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, là nơi hội họp, mít tinh, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, triển khai nghị quyết của huyện. Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra, các chi bộ Đảng lãnh đạo nhân dân và lực lượng du kích vũ trang bằng vũ khí thô sơ như dao, mác rầm rộ nổi dậy đánh chiếm đồn bót tịch thu vũ khí, giải tán tề xã, lực lượng khởi nghĩa làm chủ.
Đình thờ các vị thần phò trợ làm chỗ dựa tâm linh để dân làng yên tâm làm ăn sinh sống. Hằng năm, Đình Tân Thắng có các lệ cúng: Lễ Khai Sơn mùng 7/1 âm lịch; Lễ Hạ Điền vào ngày 15- 16/4 âm lịch; Lễ Thượng Điền vào ngày 15- 16/10 âm lịch.
Hiện tại, Vĩnh Long có 40 di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh và 10 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
QUANG THUẦN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin