Đó là phát biểu chỉ đạo của ông Trần Hoàng Tựu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị triển khai công tác phòng chống hạn và xâm nhập mặn ngày 9/3/2016.
[links()]
Đó là phát biểu chỉ đạo của ông Trần Hoàng Tựu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị triển khai công tác phòng chống hạn và xâm nhập mặn ngày 9/3/2016.
Vĩnh Long là tỉnh thứ 7 công bố thiên tai hạn, xâm nhập mặn. |
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, trong những ngày đầu tháng 3, độ mặn tại các cửa sông vùng ĐBSCL và hệ thống sông rạch trong tỉnh đã cao trở lại.
Tỉnh Vĩnh Long có 5/8 huyện, thị bị ảnh hưởng, trong đó 3 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít bị ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn, đã có hàng ngàn hec- ta lúa, cây ăn trái bị thiệt hại, nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, độ mặn lớn nhất trên các sông Nam bộ sẽ tăng dần, có khả năng đạt đỉnh vào những ngày 11- 13/3.
Hội nghị thông qua quyết định về việc công bố thiên tai hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh, cấp độ rủi ro thiên tai do hạn, xâm nhập mặn thuộc cấp độ 1; kế hoạch phòng chống thiếu nước và hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ dân sinh và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2015- 2016 và Hè Thu năm 2016. Đồng thời, nhiều đại biểu cũng trình bày nhiều giải pháp trước mắt và chiến lược lâu dài để ứng phó với hạn, xâm nhập mặn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Trần Hoàng Tựu đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT cần có hướng dẫn thông tin về giống vật nuôi chịu mặn, tăng cường công tác tuyên truyền; xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng vùng sản xuất, bố trí vụ lúa sao cho ít thiệt hại, có kế hoạch sản xuất cả năm; các ngành phối hợp thực hiện các công trình chống hạn mặn trước mắt và lâu dài; xây, đào các hồ ao tích trữ nước ngọt cho người dân sử dụng; chú ý thêm giải pháp chống phèn...
Tin, ảnh: LIÊM- LY
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin