Sáng nay, 26/3, công tác trục vớt các nhịp sập của cầu Ghềnh và đầu kéo, sà lan gây ra vụ tai nạn được khởi động, cần cẩu và nhiều người nhái được điều đến hiện trường.
Sáng nay, 26/3, công tác trục vớt các nhịp sập của cầu Ghềnh và đầu kéo, sà lan gây ra vụ tai nạn được khởi động, cần cẩu và nhiều người nhái được điều đến hiện trường.
Lực lượng người nhái lặn xuống đáy sông thăm dò, xác định vị trí các hạng mục cầu chìm ở độ sâu khoảng 13-14 m.
Ông Cao Văn Phúc, Trạm trưởng trạm điều tiết giao thông đường thủy cầu Ghềnh, cho biết 2 hệ thống cần cẩu “khủng” của Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được điều đến từ công trình đang thi công ở huyện Nhà Bè, TP HCM, đã vào vị trí sẵn sàng.
Hệ thống cần cẩu kéo về tập kết tại khu vực cầu Ghềnh |
Cùng lúc, hàng chục người nhái đồng loạt lặn xuống sông làm nhiệm vụ. Các kỹ sư thuộc Công ty thi công Cơ giới 1 (Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - Bộ GTVT) chuẩn bị vào cuộc trục vớt.
Trên cầu, bô phận cơ khí cấp tập cắt các thanh ray ở nhịp 4 đang dính với phần còn lại trên cầu.
Ông Vũ Trung Tá, Tổng giám đốc Công ty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10, cho biết những phần chìm dưới nước sẽ được người nhái neo, móc treo vào hệ thống cẩu, sau đó kéo lên các tàu, sà lan rồi đưa vào địa điểm tập kết.
Công tác trục vớt dự kiến hoàn thành sau 3 đến 4 ngày.
Cơ quan chức năng đang triển khai công tác trục vớt |
Trong khi đó, các đơn vị nhận nhiệm vụ sửa, làm lại cầu cũng đã đến khảo sát hiện trường.
Theo NLĐO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin