Nâng cao đời sống nông dân từ phong trào thi đua

04:01, 05/01/2016

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ gắn với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2011- 2015, đã tạo sức lan tỏa trên nhiều lĩnh vực, góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân.

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ gắn với phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2011- 2015, đã tạo sức lan tỏa trên nhiều lĩnh vực, góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân.

Qua tổng kết phong trào thi đua, có 102 đại biểu tiêu biểu trên các lĩnh vực được tuyên dương điển hình.
Qua tổng kết phong trào thi đua, có 102 đại biểu tiêu biểu trên các lĩnh vực được tuyên dương điển hình.

Hiệu quả từ phong trào thi đua

Đến tham quan mô hình trồng chôm chôm Java theo tiêu chuẩn GlobalGAP của nông dân xã Bình Hòa Phước (Long Hồ), chúng tôi thấy thật vui mắt với những chùm trái chín đỏ trên tán cây xanh; nhiều người hái trái, khuân vác, “dọn” trái vô thùng xuất khẩu, tạo nên bức tranh vui tươi, đẹp mắt.

Ông Phụng Quy Tính- chủ vườn ở ấp Bình Hòa- phấn khởi: “Tui trồng 2.600m2 chôm chôm Java, cho năng suất 10 tấn trái, cao hơn 3 tấn so năm rồi. Năm nay, cây cũng cho trái đẹp và ít hàng dạt hơn. Trung bình 1 tấn trái đóng được 900kg xuất khẩu. Hiện giá bán 15.000- 16.000 đ/kg”.

Trừ chi phí, ông Tính bỏ túi rủng rỉnh hơn 100 triệu đồng. Theo ông Tính: đạt được kết quả là nhờ áp dụng đúng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, cách ly phân thuốc đúng thời điểm mà cây cho trái đẹp, an toàn với cả nông dân và người tiêu dùng.

Từ việc phát động phong trào thi đua mà nhiều nông dân khác cũng đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Tiêu biểu phải kể đến anh Nguyễn Thành Văn (Tam Bình) từ việc gặp khó trong tưới tiêu đã nghiên cứu chế tạo thành công béc tưới phun trên cây trái, rau màu; anh Nguyễn Vũ Phương (TP Vĩnh Long) nuôi heo bằng phương pháp hiện đại- kết hợp cho nghe nhạc; ông Nguyễn Văn Sáu (Mang Thít) xây dựng thành công thương hiệu tinh heo Sáu Bành với nuôi heo lấy tinh; ông Nguyễn Văn Phúc (Mang Thít) ứng dụng khoa học kỹ thuật cho nhãn Ido (Edor) ra hoa, cho trái nghịch; ông Bùi Văn Bưng (Bình Tân) xây dựng thành công mô hình kinh tế- dịch vụ giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên với thu nhập 5 triệu đồng/tháng.

Các địa phương còn xây dựng nhiều mô hình có hiệu quả cao như: trồng ớt sừng vàng, cam sành (Trà Ôn); trồng lúa- mè, dừa- rau bồ ngót, nuôi cá lóc trong vèo, nuôi dê (Bình Tân); nuôi bò sữa, ba ba, trồng hoa lan, kiểng cổ, bon sai (TP Vĩnh Long); trồng bưởi Năm Roi, xà lách xoong (TX Bình Minh)...

Tại hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua, ông Trần Văn Trạch- Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh nhận định: Phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả phù hợp với nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp đô thị có thể nhân rộng. Qua đó, đã rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn về đời sống vật chất cũng như tinh thần của nông dân.

Thi đua là động lực phát triển kinh tế

Ông Tính khá phấn khởi khi trồng chôm chôm tăng năng suất và chất lượng.
Ông Tính khá phấn khởi khi trồng chôm chôm tăng năng suất và chất lượng.

Để triển khai có hiệu quả Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị và kế hoạch thực hiện của Tỉnh ủy, hàng năm, các cấp hội xây dựng kế hoạch hành động “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với 3 phong trào thi đua lớn của hội, đặc biệt là phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Đồng thời, đưa việc học tập thành nội dung sinh hoạt thường xuyên.

Các cấp hội đã cụ thể hóa phong trào thi đua phù hợp với từng địa phương, đơn vị, từng lĩnh vực chuyên đề hoạt động như: phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn kém hiệu quả, tham gia cánh đồng mẫu, giúp nhau giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nếp sống văn hóa.

Trên cơ sở quy định tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp giai đoạn (2010- 2015), hội đã tuyên truyền phát động trên 18.000 cuộc với gần 554.000 lượt người dự và đã có trên 429.000 lượt hộ đăng ký. Qua bình xét, có 280.280 lượt hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Thu nhập bình quân của hộ nông dân đạt danh hiệu cấp tỉnh và cấp trung ương là 195 triệu đồng/năm, cấp huyện 95 triệu đồng/năm, cấp xã 38 triệu đồng/năm.

Theo ông Trần Văn Trạch: Phong trào đã khuyến khích, động viên nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp các hộ nghèo vươn lên bằng nhiều hình thức hỗ trợ cây con giống, ngày công lao động, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn, chia sẻ những khó khăn do thiên tai, dịch bệnh...

Qua 5 năm, hội đã vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giúp hơn 4.400 hộ nghèo với số tiền gần 2,6 tỷ đồng; vận động cất 873 căn nhà cho hội viên nghèo, khó khăn về nhà ở, trị giá trên 25 tỷ đồng. Từ nguồn vốn quỹ Hỗ trợ nông dân, đã đầu tư 89 dự án, với số vốn trên 26 tỷ đồng giải quyết cho gần 1.100 hộ vay và trên 2.000 lao động có việc làm thường xuyên. “Từ phong trào thi đua, đã giúp cho gần 2.500 hộ thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Kết quả tuy chưa lớn, song nó có ý nghĩa quan trọng góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 3,54%”- ông Trần Văn Trạch nhận định.

Để thúc đẩy phong trào thi đua phát triển, giai đoạn 2011- 2015, các cấp hội đã phối hợp tổ chức trên 15.000 cuộc tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với hơn 480.000 lượt người dự. Nhờ vậy, có trên 90% diện tích trồng lúa sử dụng giống mới, nhiều cây trồng, vật nuôi chất lượng được nhân ra diện rộng; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động 980 tổ vay vốn tiết kiệm, tín chấp cho 35.270 hộ vay với dư nợ trên 477 tỷ đồng để giúp nông dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

Bài, ảnh: NGUYỄN XUÂN

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh