Trong quá trình đô thị hóa, đương nhiên sẽ có sự lẫn lộn giữa những cái cũ và cái mới. Có những cái thôn quê không còn phù hợp nữa, nên cần phải đổi thay.
Trong quá trình đô thị hóa, đương nhiên sẽ có sự lẫn lộn giữa những cái cũ và cái mới. Có những cái thôn quê không còn phù hợp nữa, nên cần phải đổi thay.
Tuy nhiên, những quy ước bất thành văn theo kiểu tình làng nghĩa xóm, đôi khi không giải quyết được trong mối quan hệ mới kiểu khu phố, nên rất cần có những quy định cụ thể trong ứng xử của nếp sống văn hóa, văn minh công cộng. Hai Lúa tui xin nêu một câu chuyện nhỏ vừa chứng kiến.
Trong khu nhà mới xây dựng, vẫn còn những khoảnh đất trống. Những gia đình ở đây đa phần làm việc ở các cơ quan nhà nước hoặc công ty này nọ. Nhưng những khoảnh đất trống còn lại là của một anh nông dân; đất này cũng thuộc quy hoạch khu phố, phần diện tích không lớn nên cũng chẳng thể trồng trọt, canh tác gì. Vấn đề ở chỗ, đất bỏ không nhưng không hiểu vì lý do gì, cái anh nông dân lâu lâu lại vác bình xịt ra xịt, có lẽ là thuốc diệt cỏ.
Giữa trưa nắng gắt oi bức, mùi thuốc diệt cỏ bốc lên nồng nặc, những gia đình phải đóng kín các cửa sổ nhưng vẫn không tránh được ô nhiễm mùi, nhiều người phải dẹp mâm cơm. Điều đáng nói, là đối với các loại thuốc nông nghiệp có những loại lưu mùi lại cả chục ngày mới bớt đi. Trước hết là ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt gia đình hàng ngày, về lâu dài ảnh hưởng sức khỏe con người xung quanh, nhẹ thì gây cảm giác khó chịu, nặng nhức đầu, khó thở. Tuy nhiên, phản ánh thì anh nông dân cứ làm thinh và càng xịt thuốc thường xuyên hơn, bởi “đất mình thì mình có quyền”.
Đối với kiểu suy nghĩ “nói ngang” thì mọi người phải chịu. Nhưng rõ ràng, đây là việc gây ô nhiễm không khí độc hại mà chuyện nhỏ như thế này, thì mọi người cũng không biết phải khiếu nại như thế nào. Tổ trưởng chỉ có thể khuyên nhủ, hòa giải, mà việc cũ vẫn cứ diễn đi, diễn lại. Việc thấy nhỏ, nhưng cũng cần đáng được quan tâm.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin