Bà con trồng nhãn xứ cù lao đã tạm thời vượt qua cơn dịch chổi rồng. Một số ít bà con áp dụng kỹ thuật, chịu khó xử lý theo "toa" đặc trị; nhưng đa phần là chuyển đổi qua giống nhãn Edor (còn gọi là Ido) miễn dịch với dịch bệnh này.
Bà con trồng nhãn xứ cù lao đã tạm thời vượt qua cơn dịch chổi rồng. Một số ít bà con áp dụng kỹ thuật, chịu khó xử lý theo “toa” đặc trị; nhưng đa phần là chuyển đổi qua giống nhãn Edor (còn gọi là Ido) miễn dịch với dịch bệnh này.
Giống nhãn này có đặc tính là trái chùm rất sai. Mùa rồi, giá nhãn lại khá cao nên coi như những bà con chuyển đổi giống mới đã thắng lớn. Tuy nhiên, để cây nhãn Edor cắm rễ bền chặt hơn trên đất cù lao, cũng còn một số vấn đề khó.
Trước hết, do giống nhãn này có cành hơi giòn nên cần phải lo chống đỡ cho cành chịu được sức nặng của chùm trái, khá mất công sức, thời gian, chi phí. Trong khi nhãn da bò, nhãn xuồng cơm vàng, xuồng cơm trắng, kỹ thuật trồng khá đơn giản, ít tốn kém hơn nên được bà con ưa chuộng.
Một cái khó nữa khi nhà vườn chuyển đổi sang cây nhãn Edor là kỹ thuật trồng khá phức tạp ở khâu phun xịt thuốc quá trình xử lý đọt non, đòi hỏi liều lượng vừa đủ tùy theo cây nhỏ lớn khác nhau. Ngoài ra, khi cây cho trái nhiều hay ít cũng đòi hỏi liều lượng phun xịt khác nhau; các yếu tố thời tiết, độ ẩm... cũng cần được quan tâm.
Theo một số bà con, giống nhãn này là lối ra cho nhà vườn. Vấn đề cần thiết là sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thông qua những lớp tập huấn, hướng dẫn rộng rãi của ngành nông nghiệp, để sớm giúp cây nhãn Edor cắm rễ bền chặt trên đất cù lao.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin