
Đến 7 giờ ngày hôm nay (14-12), vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,4 độ vĩ bắc, 126 độ kinh đông, cách bờ biển miền trung Phi-li-pin khoảng 190 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão, mạnh cấp 14, cấp 15, giật trên cấp 17.
![]() |
Đường đi và vị trí cơn bão Melor. |
* Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển rét
* Nhiều địa phương hỗ trợ ngư dân đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư: Một cơn bão rất mạnh hiện đang hoạt động trên vùng biển phía đông miền trung Phi-li-pin, có tên quốc tế là Melor.
Đến 7 giờ ngày hôm nay (14-12), vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,4 độ vĩ bắc, 126 độ kinh đông, cách bờ biển miền trung Phi-li-pin khoảng 190 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão, mạnh cấp 14, cấp 15, giật trên cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến 7 giờ ngày mai (15-12), vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,6 độ vĩ bắc, 121,8 độ kinh đông, trên khu vực miền trung Phi-li-pin. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão, mạnh cấp 12, cấp 13, giật cấp 14, cấp 15.
* Trước diễn biến phức tạp của bão Melor, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn có Công điện số 34, yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn của các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường,Thông tin và Truyền thông, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao triển khai các biện pháp: thông báo cho các tàu, thuyền hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến bão Melor để chủ động phòng, tránh.
Thường xuyên giữ liên lạc với các chủ tàu, thuyền để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra. Tổ chức trực ban nghiêm túc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn ứng cứu khi có yêu cầu.
* Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía nam. Hôm nay (14-12) ở phía Đông Bắc Bộ có mưa rải rác. Sau đó do ảnh hưởng kết hợp với nhiễu động trong đới gió tây, cho nên trong ngày 15 và 16-12, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, riêng khu vực Tây Bắc Bộ và vùng núi phía bắc có mưa vừa, có nơi mưa to.
Các tỉnh Trung Bộ và Nam Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4, cấp 5. Từ ngày 14-12, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét, vùng núi rét đậm. Trong các ngày 16 và 17-12, các tỉnh Bắc Bộ có khả năng xảy ra rét đậm trên diện rộng, vùng núi rét hại. Vịnh Bắc Bộ và khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh.
* Thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè hồ chứa, người dân xã Nông Hạ được ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ 100% giống; 50% thức ăn, chế phẩm sinh học, vôi bột. Qua sáu tháng, tỷ lệ sống của cá ước đạt hơn 70%, trừ chi phí, ước tính thu nhập khoảng 12 triệu đồng/lồng (diện tích 20 m2).
Xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã nghiệm thu mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại đập Hố Quốc với quy mô 4.500 con. Sau bốn tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt 95%; với giá bán 40 nghìn đồng/kg, trừ các khoản chi phí đầu tư, mô hình cho lãi gần 35 triệu đồng.
Năm 2015, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có gần 1.092 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó diện tích nuôi nước lợ 143 ha, nước ngọt 949 ha và 106 lồng nuôi cá trên sông Kiến Giang, Nhật Lệ.
Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 đạt khoảng 3.927 tấn, tăng 5,3%; trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 1.696 tấn, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đang triển khai mô hình “Nuôi cá truyền thống sử dụng cá trắm cỏ là chính” trên diện tích 4.000 m2 thuộc các xã Mò Ó, Hải Phúc (huyện Đakrông) và xã Húc (huyện Hướng Hóa).
Đây là hai huyện miền núi khó khăn, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% cá giống và 50% thức ăn công nghiệp. Tỷ lệ sống của cá đạt từ 72 đến 85%. Mô hình thành công giúp người dân tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững ở địa phương.
* Trong năm 2016, ngư dân tỉnh Phú Yên đăng ký đóng mới 165 tàu và nâng cấp, cải hoán 465 tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Đến năm 2020, nâng số tàu cá lên 6.200 chiếc; trong đó, tàu công suất từ 90 mã lực trở lên hơn 1.700 chiếc. Năm nay, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh đạt hơn 49 nghìn tấn; trong đó có 4.300 tấn cá ngừ đại dương.
* Nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên ngư trường, tỉnh Kiên Giang cấm khai thác quanh năm đối với tất cả các tàu cá tại vùng cấm khai thác và thời gian từ 1-4 đến 30-6 hằng năm ở vùng cấm khai thác có thời hạn; tàu cá công suất từ 20 CV trở lên cấm đánh bắt thủy sản vùng biển ven bờ và không được khai thác vùng lộng đối với tàu cá công suất 90 CV trở lên; tàu khai thác nghêu lụa, sò lông cho phép khai thác trong thời gian từ 1-12 đến 31-5 năm sau.
* Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Bình Thuận cho biết, chiều ngày 13-12, tàu dịch vụ thu mua hải sản Hải Tín 01 (số hiệu BTh 99943 TS, công suất 350 CV của doanh nghiệp tư nhân Hải Tín tại huyện Phú Quý), trên tàu có bảy thuyền viên, khi tàu đang hoạt động trên biển tại tọa độ: 10045’9” vĩ độ bắc - 108020’2” kinh độ đông thì bị cháy dữ dội.
Tàu chở khách Hưng Phát 26 đã phát hiện, tiếp cận và cứu vớt được toàn bộ bảy thuyền viên. Tàu BTh 99943 TS bị cháy hoàn toàn và chìm hẳn xuống biển. Bảy lao động được tàu Hưng Phát 26 đưa về cảng cửa khẩu Phú Quý. Hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy tàu.
* Khoảng 8 giờ sáng 13-12, tàu cứu nạn SAR 413 đã cập cảng Vũng Tàu, bàn giao hai ngư dân bị rơi xuống biển, được tàu nước ngoài cứu vớt cho các cơ quan chức năng.
Trước đó, qua Cơ quan phòng vệ bờ biển Nhật Bản (Japan Coast Guard), Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) nhận được tin: lúc 15 giờ 14 phút ngày 12-12, tàu công-ten-nơ Zambia (quốc tịch Li-bê-ri-a) đã vớt được hai ngư dân (không rõ quốc tịch) tại vị trí cách Vũng Tàu 235 hải lý về phía nam - đông nam.
Liên lạc trực tiếp, Vietnam MRCC xác định hai ngư dân là người Việt Nam, tên Vũ Văn Tiến và Trần Đại Long, bị rơi xuống biển từ tàu cá Phước Tỉnh. Vietnam MRCC đã điều động tàu cứu nạn SAR 413 ra nhận hai ngư dân từ tàu Zambia. Rạng sáng 13-12, tàu SAR 413 đã gặp tàu Zambia, thực hiện các thủ tục bàn giao và đưa hai ngư dân vào bờ.
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin