Tích hợp môn Lịch sử, "nóng" nghị trường

05:11, 17/11/2015

Môn Lịch sử tích hợp trong môn Công dân với Tổ quốc ở cấp THPT là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học; sẽ có nhiều hệ lụy đáng tiếc nếu môn Lịch sử mất đi- đại biểu Lê Văn Lai (đơn vị tỉnh Quảng Nam) bày tỏ quan tâm đến đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 16/11.

Môn Lịch sử tích hợp trong môn Công dân với Tổ quốc ở cấp THPT là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học; sẽ có nhiều hệ lụy đáng tiếc nếu môn Lịch sử mất đi- đại biểu Lê Văn Lai (đơn vị tỉnh Quảng Nam) bày tỏ quan tâm đến đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 16/11.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn.

“Gần đây dư luận xôn xao, hay nói đúng hơn là có sự xáo trộn tận tâm can về một vấn đề nhạy cảm, đó là thay đổi việc giảng dạy môn Lịch sử từ môn học độc lập thành môn tích hợp. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, xin Bộ trưởng nêu chính kiến của mình, nhất là tính ưu việt và tính đúng đắn của nó?”- đại biểu Lê Văn Lai chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận.

Các đại biểu trong phiên chất vấn ngày 16/11.
Các đại biểu trong phiên chất vấn ngày 16/11.

Đại biểu Lê Văn Lai cho rằng, nhân dân đánh giá cao Bộ GD-ĐT đã triển khai đề án cải cách chương trình, sách giáo khoa với khối lượng đồ sộ trong thời gian ngắn. Có người cho rằng đây là cuộc cách mạng trong giáo dục, mở ra một tia sáng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn mới theo một cách làm mới.

Tuy nhiên, với góc nhìn của mình, đại biểu Lê Văn Lai cho rằng, có những vấn đề tưởng nhỏ nhưng không nhỏ, ảnh hưởng đến ngành chủ quản và các bên có liên quan. Bất cứ sự phá vỡ lớn nào cũng bắt đầu từ sự phá vỡ thành phần. Cụ thể, như thay đổi cách dạy môn Lịch sử từ độc lập sang tích hợp sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Những ảnh hưởng tiêu cực này đã được nhân dân và các nhà nghiên cứu về khoa học lịch sử phân tích.

“Bộ trưởng nêu dự định giải quyết vấn đề nêu trên, có hoãn thực hiện chủ trương hay không? Nếu không dừng, không hoãn, Bộ trưởng có dám khẳng định trách nhiệm trước nhân dân về tính đúng đắn của vấn đề?- đại biểu Lê Văn Lai hỏi thêm. 

Giải trình, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng: “Chúng tôi khẳng định môn Lịch sử không bị coi nhẹ mà môn Lịch sử sẽ được coi trọng hơn so chương trình hiện hành”. Cũng theo Bộ trưởng, ban soạn thảo chương trình đã báo cáo và Bộ kiểm định, thì hiện học sinh THPT học môn Lịch sử là 1,5 tiết/tuần, trong khi thiết kế chương trình dự thảo tích hợp đang lấy ý kiến, tranh luận sôi nổi thì học sinh không chuyên ban sẽ học 2,5 tiết/tuần, tức là tăng 1 tiết. Còn học sinh phân ban khoa học xã hội thì sẽ học 4 tiết/ tuần. Và tất cả những tiết này đều là bắt buộc. Như vậy, nội dung và khối lượng kiến thức lịch sử là tăng lên.

Giải thích vì sao có việc đưa Lịch sử tích hợp vào môn Công dân với Tổ quốc? Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng, trong Luật Quốc phòng an ninh mà Quốc hội thông qua quy định giảng dạy về lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng, vì vậy đưa vào tích hợp để tránh trùng lắp.

Ngoài các nội dung lịch sử giảng dạy trong môn Công dân với Tổ quốc thì ở những môn học khác như Văn học, Địa lý, Giáo dục, Âm nhạc và nhiều môn khác cũng gắn lịch sử, gắn lịch sử giáo dục truyền thống, hỗ trợ giáo dục lịch sử. Trong dự thảo lấy ý kiến không hề có ý cắt giảm môn Lịch sử. Vấn đề cần thảo luận hiện là cần để riêng môn Lịch sử hay gộp chung môn khác.

Còn khối lượng kiến thức thì đảm bảo. “Hiện ban soạn thảo tổ chức 3 cuộc hội thảo, lấy nghe ý kiến toàn dân. Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, vì đây là việc hệ trọng. Quan điểm chúng tôi nếu việc tích hợp làm nhẹ không làm tăng thì không tích hợp còn tích hợp vẫn đảm bảo thì sẽ tích hợp.”- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định.

Trước câu hỏi có thay đổi bản dịch bài thơ “Nam quốc sơn hà” hiện có nhiều sai sót, trong khi bản dịch truyền thống đã có chỗ đứng trong lòng dân tộc, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước? Bộ trưởng Bộ GD- ĐT khẳng định: “Quan điểm cá nhân là nếu không cần thiết và không có hiệu quả cao thì không thay thế bản dịch mới”.

 

Bài, ảnh: HOÀNG MINH 

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh