Chuyện dư thừa cử nhân, thiếu lao động có tay nghề; chuyện nhà nông với đủ bất cập khi phân bón giả tràn lan, chất cấm trong chăn nuôi loạn xạ; chuyện Bộ Công thương còn bấu víu vào chuyện cấp quota cho hạt gạo như càng làm khó các DN thu mua xuất khẩu gạo, làm khổ thêm cô bác nhà nông; chuyện người nghèo không muốn xóa tên trong danh sách hộ nghèo… lại nóng ran trên diễn đàn Quốc hội.
Chuyện dư thừa cử nhân, thiếu lao động có tay nghề; chuyện nhà nông với đủ bất cập khi phân bón giả tràn lan, chất cấm trong chăn nuôi loạn xạ; chuyện Bộ Công thương còn bấu víu vào chuyện cấp quota cho hạt gạo như càng làm khó các DN thu mua xuất khẩu gạo, làm khổ thêm cô bác nhà nông; chuyện người nghèo không muốn xóa tên trong danh sách hộ nghèo… lại nóng ran trên diễn đàn Quốc hội.
Theo nhận định của nhiều đại biểu, tốc độ giảm nghèo của chúng ta là khá nhanh. Tuy nhiên, sự phân hóa giàu nghèo có chiều hướng gia tăng, giảm nghèo chưa bền vững. Nhiều hộ trong số đó có mức thu nhập sát với chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo rất cao. Đặc biệt tình trạng người dân không muốn thoát nghèo để hưởng chính sách ngày càng phổ biến.
Có đại biểu nêu một thực tế, khi lấy số liệu để xác định kết quả, thành tích giảm nghèo ở các địa phương hay để làm tiêu chí xây dựng xã văn hóa, xã nông thôn mới… thì tỷ lệ hộ nghèo thường thấp và giảm mạnh, nhưng khi lấy số liệu để xác định xã nghèo, huyện nghèo cần được đầu tư thì tỷ lệ hộ nghèo lại tăng nhanh.
Giải trình các nội dung quan tâm của đại biểu về công tác giảm nghèo, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, thực hiện chương trình quốc gia giảm nghèo, ngân sách đã dành 172.000 tỷ đồng cho giảm nghèo, trong đó có 33.000 tỷ cho các huyện đặc biệt nghèo khó khăn. Tới đây, Chính phủ sẽ công bố chuẩn nghèo cho giai đoạn 2016- 2020, theo đó, kinh phí chi cho chính sách giảm nghèo khoảng 15.000 tỷ đồng/năm.
Điều đó cho thấy, Quốc hội, Chính phủ đâu chỉ lo ngân sách, lo nợ công… mà cái lo lớn hơn là lo “cái ăn” cho nhiều hộ gia đình nghèo ở nông thôn.
Để chính sách giảm nghèo mang lại hiệu quả, trước tiên cần thay đổi cách tiếp cận trong giảm nghèo từ cách tiếp cận giải quyết vấn đề tự túc, tự cấp, sinh kế đa dạng sang đầu tư phát triển với 2 trụ cột là phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển hàng hóa- đặc biệt trong nông nghiệp. Thay đổi cách tiếp cận để khuyến khích sự chủ động tự vươn lên của người dân là yếu tố quan trọng. Giảm bớt tư tưởng ỷ lại của người nghèo. Giảm các hỗ trợ cho không, gắn các hỗ trợ với các điều kiện.
Còn nhớ, tại hội nghị trực tuyến sơ kết đánh giá 6 năm Chương trình của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Cần đổi mới phương thức, cách làm của Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội trong hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin