"Vì sao 13 cháu du học, 12 cháu không về?"- câu hỏi của đại biểu Quốc hội một lần nữa nêu lên vấn đề "chảy máu chất xám" lâu nay.
“Vì sao 13 cháu du học, 12 cháu không về?”- câu hỏi của đại biểu Quốc hội một lần nữa nêu lên vấn đề “chảy máu chất xám” lâu nay.
Suy cho cùng, “đi lên, đi ra” để tìm kiếm cơ hội học tập, làm việc tốt hơn là nhu cầu tất yếu. Cũng chính từ đây mà mỗi người đều phấn đấu và nỗ lực trau dồi, rèn luyện bản thân hơn.
Cho nên, không chỉ riêng ở chuyện du học rồi không trở về mà còn có những cuộc “dịch chuyển nội địa” luôn âm thầm mà vẫn sôi động, đó là những chuyến đi từ tỉnh lẻ lên thành phố lớn, từ nông thôn ra thành thị- nhất là đối với sinh viên, người trẻ.
12/13 “nhà leo núi” Đường lên đỉnh
Có lẽ lời giải cho việc này là muôn vàn lý do. Đó là đời sống kinh tế lẫn hưởng thụ văn hóa không tốt bằng ở nước ngoài, là không có nhiều cơ hội thực hành những gì đã học được, bởi môi trường đãi ngộ chưa tương xứng, vì thiếu đất dụng võ,…
Cũng không thể không nói đến, đó còn là những người trẻ có kiến thức, có năng lực muốn dấn thân, muốn tự khẳng định trong một môi trường mới thậm chí là khắc nghiệt.
Có lẽ vì vậy, cần chia du học sinh thành 2 dạng. Một là du học bằng nguồn ngân sách nhà nước- thì phải có ràng buộc và nhất định phải trở về.
Hai là, du học tự túc- có thể tự chọn con đường ở lại làm việc vài năm để lấy lại chi phí học rất tốn kém hoặc tiếp tục nghiên cứu cao hơn, rồi sau đó quay về. Hoặc cũng có thể sinh sống hẳn và sẽ “quay về” bằng cách khác. Ví như Giáo sư Ngô Bảo Châu, ví như nghệ sĩ Đặng Thái Sơn dù ở đâu, vẫn luôn “quay về” bằng việc hỗ trợ giảng dạy, đào tạo lớp trẻ.
Đồng thời, trong chính sách “trải thảm đỏ đón nhân tài”, trong nước cũng phải luôn cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho tốt hơn. Như vậy, trộm nghĩ, khi đã trang bị đủ kiến thức và ổn thỏa về kinh tế, những người trẻ Việt
PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin