Câu chuyện về tính an toàn của vắc xin Quinvaxem trong thời gian gần đây được người dân đặc biệt quan tâm, nhất là khi liên tiếp có nhiều trường hợp trẻ bị tai biến và tử vong sau khi tiêm loại vắc xin này.
Câu chuyện về tính an toàn của vắc xin Quinvaxem trong thời gian gần đây được người dân đặc biệt quan tâm, nhất là khi liên tiếp có nhiều trường hợp trẻ bị tai biến và tử vong sau khi tiêm loại vắc xin này.
Ngành y tế vẫn khẳng định vắc xin này an toàn và nằm trong ngưỡng cho phép. Song, trên thực tế, người dân nhiều lo ngại…
Vắc xin Quinvaxem được Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) tài trợ cho Việt Nam từ tháng 6/2010 đến hết năm 2019 với số lượng mỗi năm khoảng 4,5 triệu liều, tiêm cho khoảng 1,5 triệu trẻ.
Chỉ trong 7 ngày (từ 20- 26/10) đã có 2 ca tử vong sau tiêm Quinvaxem. Cũng theo thống kê, từ đầu năm 2015 đến nay, đã có 16 ca phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem được báo cáo, trong đó 8 ca tử vong.
Theo Bộ Y tế, trong số này thì chỉ một trường hợp là sốc phản vệ, 7 ca còn lại do trùng hợp bệnh lý. Điều này đã làm dấy lên băn khoăn, nghi ngại của người dân về tính an toàn của loại vắc xin này.
Nhiều bậc cha mẹ thời gian gần đây băn khoăn, hoang mang trước việc nên hay không nên tiêm vắc xin Quinvaxem. Thậm chí có không ít gia đình cho con sang nước ngoài để tiêm vắc xin dịch vụ.
Hiện nay, nhiều bà mẹ quyết định không tiêm nữa dù đã tiêm được 1 hoặc 2 mũi, do sợ có tai biến. Trong khi đó, mong chờ vắc xin tiêm dịch vụ càng trở nên khó khăn vì đến nay số lượng vắc xin về rất hạn hẹp trong khi nhu cầu sử dụng lại lớn. Nhiều gia đình lo lắng không biết có nên tiêm vắc xin Quinvaxem này hay không trong khi vắc xin dịch vụ đã hết từ lâu.
Còn nếu không tiêm phòng cho con thì sợ con bị bệnh, có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm nhưng nếu tiêm thì các bậc cha mẹ không an lòng vì tính mạng con mình sẽ phụ thuộc vào may rủi.
Thế là có gia đình quyết định tách nhỏ thành những mũi tiêm riêng lẻ, dù biết làm vậy con mình sẽ bị tiêm nhiều lần nhưng dù sao cũng đỡ hồi hộp hơn khi tiêm vắc xin 5 trong 1.
Việc theo dõi, quản lý trẻ sau tiêm rất quan trọng. Theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ phải được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30- 60 phút (thời gian diễn ra sốc phản vệ thường từ 30 phút sau tiêm), theo dõi tại gia đình ít nhất là 24 giờ và tiếp tục theo dõi trong tuần đầu tiên.
Đặc biệt là những người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ phải phối hợp cùng cơ sở y tế, khi đưa con em mình đi tiêm chủng cần lưu ý chấp hành đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế làm nhiệm vụ tiêm chủng và các bước tiêm chủng theo quy định; cần nắm rõ một số biểu hiện sau tiêm của trẻ, nếu thấy một số biểu hiện bất thường như: trẻ khóc thét dai dẳng, sốt cao từ 39,5°C trở lên, co giật mạnh, tím tái cơ thể cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, điều trị.
Dù biết rằng tiêm vắc xin của cơ sở dịch vụ hay của chương trình tiêm chủng mở rộng thì điều cốt lõi là người dân đã ý thức được vai trò của tiêm phòng cho con của mình.
Song, làm sao để chương trình tiêm chủng mở rộng chiếm được lòng tin của người dân, để họ thực sự yên tâm đưa con của mình tiêm phòng đúng lịch là rất quan trọng, vừa thực hiện được mục tiêu của ngành y tế, không dẫn đến việc trẻ không được tiêm phòng đầy đủ khiến cho một số dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.
SÔNG TRĂNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin