Phong trào thi đua "Dân vận khéo" giai đoạn 2011- 2015 có sức lan tỏa mạnh và đạt hiệu quả thiết thực với nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2011- 2015 có sức lan tỏa mạnh và đạt hiệu quả thiết thực với nhiều mô hình, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội.
Nông thôn ngày càng khởi sắc nhờ vận động sức mạnh toàn dân xây dựng nông thôn mới. |
Nhiều đổi mới khi khéo dân vận
Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo chuyển biến tích cực. Hệ thống dân vận, MTTQ, đoàn thể, chính trị đã tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng phát động thi đua, lồng ghép xây dựng các tiêu chí thực hiện xây dựng NTM. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Đến nay, có 12 xã đạt chuẩn NTM. Đối với các xã còn lại tiêu chí cũng tăng lên, nhất là 10 xã còn lại trong 22 xã điểm. Toàn tỉnh có 11 xã đạt từ 15- 19 tiêu chí, 47 xã đạt từ 10- 14 tiêu chí, 30 xã đạt từ 5- 9 tiêu chí.
Qua phong trào Dân vận khéo, hàng năm đã tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động, xuất khẩu lao động qua đào tạo trên 40%; thực hiện các chính sách như giải quyết việc làm, cho vay vốn, hưởng trợ cấp xã hội, mua BHYT,... Từ đó, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân.
GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) năm 2014 tăng 7,13% so năm 2013 và tăng trên cả 3 khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. GRDP bình quân đầu người ước đạt 34,58 triệu đồng, tăng 4,37 triệu đồng so năm 2013.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Trương Văn Sáu nhận định, công tác dân vận của chính quyền các cấp đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ, đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính, đảm bảo các điều kiện để dân tham gia, giám sát, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, xây dựng NTM; tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; giải quyết kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Qua các mô hình dân vận khéo, nhiều phụ nữ nông thôn có việc làm tăng thu nhập. |
Thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang cần tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa phong trào thi đua Dân vận khéo gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nghiên cứu xây dựng các mô hình mới, những lĩnh vực quan trọng còn khó khăn để tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, vận dụng thực hiện công tác dân vận đạt mục tiêu, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dân vận khéo đến từng địa phương, từng đơn vị
Phong trào Dân vận khéo trong hệ thống công đoàn huyện Tam Bình đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế địa phương- nhất là mô hình phát triển kinh tế phi nông nghiệp tại các xã Hòa Hiệp, Hậu Lộc, Bình Ninh, Ngãi Tứ… đã giải quyết cho trên 3.000 lao động, tăng thu nhập từ 1- 2 triệu đồng/người/tháng.
Cụ thể, Công đoàn cơ sở xã Hòa Hiệp (Tam Bình) đã giúp cho trên 100 lao động tại tổ đan lục bình ấp Hòa Phong có thêm nguồn vốn dự trữ nguyên liệu, tạo việc làm quanh năm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, tổ này còn vận động chị em tham gia góp vốn xoay vòng, mỗi người góp 100.000 đ/tháng, ưu tiên cho hộ khó khăn nhận vốn trước để mua nguyên liệu lục bình hoặc đầu tư để chăn nuôi, mua bán nhỏ.
Xã Song Phú (Tam Bình) là xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2014. Một trong những hoạt động nổi bật của xã là vận động nhân dân hiến đất và đóng góp kinh phí xây 6 tuyến đường liên xóm (dài 10,15km) trị giá gần 2,2 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch UBND xã- Phan Thành Trung cho biết: “Điều đáng ghi nhận là kinh phí xây dựng các tuyến đường này hoàn toàn do nhân dân và Mạnh thường quân đóng góp, hỗ trợ. Nhà nước đứng ra quy hoạch, tuyên truyền, vận động và họp dân lấy ý kiến. Với chủ trương hợp ý Đảng, lòng dân nên đa số người dân đều đồng thuận tạo nên sức mạnh toàn dân”.
Thông qua phong trào thi đua Dân vận khéo, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã phát động xây dựng được 563 điển hình dân vận khéo có hiệu quả và đi vào chiều sâu, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng- nhất là các mô hình dân vận khéo tham gia xây dựng nông thôn mới được sự quan tâm và đánh giá cao của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Điển hình như phong trào góp vốn xoay vòng; mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, hiến đất, đóng góp vật chất, ngày công lao động xây cầu, đường giao thông nông thôn; các mô hình góp phần thực hiện đạt tiêu chí về môi trường… Các cấp hội đã vận động hội viên phụ nữ cùng gia đình hiến gần 1,9 triệu mét vuông đất, hoa màu và vận động hội viên đóng góp trên 16,5 tỷ đồng, 4.464 ngày công lao động để xây dựng NTM.
Phong trào thi đua Dân vận khéo tỉnh Vĩnh Long được triển khai thực hiện từ năm 2009. Hội nghị tuyên dương điển hình “Dân vận khéo” được tổ chức 2 năm/lần. Nhiệm kỳ qua (2010- 2015), đã tổ chức được 2 đợt phát động và tuyên dương. Lần I (2009- 2010), có trên 1.900 cá nhân, gần 11.400 tập thể đăng ký. Lần II (2011- 2012), có hơn 2.400 cá nhân và gần 18.000 tập thể đăng ký. |
Bài, ảnh: YẾN XUÂN
[links(left)]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin