Theo ngành thú y tỉnh, nguyên nhân chủ yếu là do người chăn nuôi không chủ động tiêm phòng hoặc tiêm phòng trễ. Do đó, chủ động tiêm phòng thì sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
[links()]
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số ổ dịch cúm gia cầm. Theo ngành thú y tỉnh, nguyên nhân chủ yếu là do người chăn nuôi không chủ động tiêm phòng hoặc tiêm phòng trễ. Do đó, chủ động tiêm phòng thì sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
Người chăn nuôi cần tuân thủ các quy định về tiêm phòng chống dịch của cơ quan thú y. |
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số ổ dịch cúm gia cầm. Theo ngành thú y tỉnh, nguyên nhân chủ yếu là do người chăn nuôi không chủ động tiêm phòng hoặc tiêm phòng trễ. Do đó, chủ động tiêm phòng thì sẽ giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
Thời tiết bất thường, mầm bệnh khắp nơi
Trong tháng 8/2015, Vĩnh Long đã xảy ra 3 ổ dịch cúm gia cầm. Gần đây nhất, vào ngày 24/8/2015, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Mỹ Lộc (Tam Bình) với tổng đàn gồm 1.550 con gà, trong đó có 1.009 con chết. Ngày 29/8, toàn bộ đàn gà mắc bệnh đã được tiêu hủy. Ngành thú y và chính quyền địa phương đang thực hiện các biện pháp chống dịch.
Trước đó, vào ngày 11/8, ổ dịch xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi thuộc xã Mỹ Hòa (TX Bình Minh). Đến nay ổ dịch trên đã qua 21 ngày. Riêng tại Vũng Liêm, vào ngày 19/8, đàn gà 1.048 con (40 ngày tuổi) của 1 hộ chăn nuôi ở ấp Trung Trạch (xã Trung Thành) cũng được phát hiện bị cúm gia cầm. Chủ hộ đã tự tiêu hủy 392 con, số còn lại do BCĐ chống dịch của huyện tiêu hủy. Hiện ổ dịch đã được khống chế.
Ngay từ những tháng mùa khô vào khoảng giữa tháng 3/2015, ngành chuyên môn ghi nhận trường hợp cúm gia cầm đầu tiên xuất hiện trên đàn vịt 1.600 tại xã Long Mỹ (Mang Thít). Đến tháng 5/2015, dịch cúm gia cầm lại xuất hiện trên đàn gà 300 con được 45 ngày tuổi của hộ chăn nuôi ở xã Hòa Lộc (Tam Bình). Chi cục Thú y tỉnh đã lấy mẫu gởi đến cơ quan Thú y Vùng 7 để xét nghiệm và cho kết quả dương tính với vi rút cúm A/H5N1.
Ông Lê Thanh Tùng- Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Năm nay, thời tiết diễn biến khá bất thường, dịch bệnh xảy ra lác đác một số nơi. Mầm bệnh cúm gia cầm xuất hiện không theo mùa nào, rải rác tại các địa bàn trong tỉnh, không thể khoanh vùng mầm bệnh xuất phát bởi nguyên nhân nào. Nếu đàn gia cầm nào không được tiêm phòng, không được chăm sóc, bảo vệ đúng cách cũng như không được ngăn cách môi trường xung quanh thì có nguy cơ rất cao.
Hiện nay, công tác tiêm phòng không thực hiện theo mùa theo đó ngành chuyên môn đảm bảo luôn có vắc xin quanh năm. Ngoài 2 đợt tiêm phòng chính, ngành thú y khuyến cáo người dân chú trọng khâu tiêm phòng phải được thực hiện ngay khi gia cầm, gia súc đến tuổi tiêm.
Đã chăn nuôi phải tiêm phòng đúng lúc, đúng cách
Chủ động tiêm phòng giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra dịch bệnh. |
Có một thực tế hiện nay là người chăn nuôi còn ngại tiêm phòng sớm. Trong khi tiêm phòng sớm thì gia cầm tạo được kháng thể chống dịch bệnh. Những vụ dịch gia cầm gần đây xảy ra nguyên nhân lớn là do bà con tiêm phòng trễ. Từ đầu năm đến nay, chưa có đàn gia cầm nào tiêm phòng đúng cách, đúng lúc mà xảy ra dịch bệnh.
Khuyến cáo của ngành chuyên môn, người chăn nuôi cần tiêm phòng cho đàn gia cầm từ 2- 3 tuần tuổi và trong tháng đầu phải lưu ý khâu chăm sóc kỹ về thức ăn, nước uống, trộn thuốc phòng bệnh vào thức ăn, nước uống cho gia cầm.
Một trong những điều cần đặc biệt lưu ý là đã nuôi gia cầm thì phải tách biệt môi trường sống với người, hạn chế tiếp xúc với người. Nếu không sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Hiện vẫn còn không ít hộ chăn nuôi trong điều kiện môi trường kém như tận dụng nhà kho, chuồng heo cũ, khoảng đất trống gần nhà cạnh ao tù nước đọng không đảm bảo an toàn sinh học.
Qua đó, cho thấy ý thức về chăn nuôi an toàn sinh học của người dân chưa cao. Người chăn nuôi cần nâng cao nhận thức hơn, làm sao phải có khu vực chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, tách biệt, môi trường chăn nuôi sạch sẽ.
Một trong những điều nhận ra là dịch bệnh thường xảy ra ở các điểm chăn nuôi nhỏ lẻ. Gà là một trong những động vật rất khó nuôi do đó đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức chăn nuôi nhất định, tránh tình trạng nuôi theo phong trào, nuôi đại trà nhưng lại thiếu kiến thức chăn nuôi.
Thời gian gần đây dịch bệnh trên gia súc chưa phát hiện. Hiện nay cúm biến chủng rất nhiều dạng, chuyển từ dạng này sang dạng khác. Hiện Chi cục Thú y tỉnh đang phối hợp kiểm tra, xét nghiệm các loại biến thể cúm trên heo đề phòng biến chủng giao thoa sang người.
Bài, ảnh: LÊ SƠN- THẢO NGUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin