Nên quy định quyền giám sát của Tổ đại biểu HĐND trong luật

03:04, 05/04/2015

Buổi lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (QH) và HĐND do Đoàn đại biểu QH đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu. 

[links(left)]

Buổi lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội (QH) và HĐND do Đoàn đại biểu QH đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu.

Đại biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo luật.
Đại biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo luật.

Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật, đa số đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung, bố cục của dự thảo luật. Vì đây là dự án luật cần thiết nhằm thể chế hóa các quy định của Hiến pháp, khắc phục các hạn chế, bất cập, các quy định hiện hành về giám sát.

Thời gian qua, hoạt động giám sát của QH, HĐND đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành quy định về hoạt động giám sát của QH, HĐND cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập.

Cụ thể, giám sát của QH, HĐND còn được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, một số quy định còn trùng lắp; phạm vi giám sát quá rộng nhưng chưa phân định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm; nhiều quy định về hình thức giám sát chưa được thực thi hoặc tính khả thi còn thấp… Những bất cập nêu trên dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của QH, HĐND còn hạn chế.

Dự thảo Luật Hoạt động giám sát của QH, HĐND được xây dựng để quy định một cách thống nhất về hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, trong đó không chỉ xác định rõ thẩm quyền, phạm vi giám sát của từng chủ thể mà còn tăng cường sự phối hợp trong tiến trình hoạt động giám sát. Dự thảo luật cũng bổ sung các quy định để thể chế hóa các văn kiện của Đảng, các quy định mới của Hiến pháp và những nội dung được đặt ra trong thực tiễn.

Một số điểm mới của dự thảo luật là bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, trong đó khẳng định rõ giám sát của QH, HĐND là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc yêu cầu, kết luận, kiến nghị và nghị quyết về giám sát.

Luật cũng kế thừa quy định hiện hành, đồng thời cụ thể hóa thẩm quyền của QH, HĐND trong việc xử lý những trường hợp có vi phạm pháp luật. Cụ thể là thẩm quyền, trình tự, thủ tục bãi bỏ, đình chỉ hoặc kiến nghị bãi bỏ, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ văn bản pháp luật trái Hiến pháp, pháp luật; việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh do QH, HĐND bầu; yêu cầu kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; giải tán HĐND trong trường hợp HĐND đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân…

Đối với một số vấn đề còn ý kiến khác nhau, tại hội nghị do Đoàn đại biểu QH đơn vị tỉnh Vĩnh Long tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu.

Ông Nguyễn Hữu Trí- Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đóng góp: Về việc giám sát đối với văn bản có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH (các Điều 15, 26 và 42) thì đề nghị quy định chung trình tự theo hướng chỉ có 2 chủ thể có quyền đề nghị QH xem xét là Ủy ban Thường vụ QH và Chủ tịch nước. Còn các chủ thể khác thì có quyền gửi kiến nghị, đề nghị về văn bản có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của QH đến Ủy ban Thường vụ QH. Theo ông, vì tất cả các văn bản luật trước khi trình QH phải do Ủy ban Thường vụ QH trình, nên như thế sẽ đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ trong giám sát.

Ông Nguyễn Khắc Nhu- Trưởng Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh đóng góp: Về việc chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp (các Điều 16, 27, 60 và 72), đề nghị quy định đại biểu có chất vấn gửi chất vấn đến người bị chất vấn. Trên cơ sở chất vấn của đại biểu, Ủy ban Thường vụ QH, Thường trực HĐND sẽ dự kiến danh sách những người trả lời chất vấn, nội dung nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp. Đối với câu hỏi ngoài nội dung nhóm vấn đề chất vấn và những câu hỏi trực tiếp tại phiên họp chất vấn cần được xác minh thì chủ tọa phiên họp cho phép trả lời bằng văn bản.

Đại biểu Hồ Huỳnh Tuyết Huệ- Trưởng Ban Văn hóa xã hội HĐND tỉnh cho rằng: Quy định về quyền giám sát của Tổ đại biểu HĐND là rất cần thiết. Bởi vì Tổ đại biểu HĐND sẽ đi sát với thực tế hơn và ở trong luật này khi có quy định về quyền giám sát thì cần phải bổ sung thêm một số quy định về thẩm quyền, phạm vi, điều kiện để Tổ đại biểu HĐND thực hiện công việc giám sát của mình.

Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị để tránh trùng lắp, chồng chéo giữa hoạt động giám sát chuyên đề của QH và hoạt động giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ QH nên quy định QH quyết định thành lập đoàn giám sát; việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do QH và HĐND bầu hoặc phê chuẩn đại biểu đề

Bài, ảnh: BÙI THANH

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh