Đó là nội dung hội nghị do UBMTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức vào sáng 17/3/2015
[links()]
Đó là nội dung hội nghị do UBMTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long tổ chức vào sáng 17/3/2015 (ảnh).
Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi gồm 26 chương, có 712 điều (ít hơn 10 chương và 65 điều so với Bộ luật Dân sự năm 2005). Các đại biểu cho rằng dự thảo cũng cơ bản đảm bảo sự kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật dân sự còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống, bảo vệ các giá trị văn hóa, tập quán, truyền thống đạo đức tốt đẹp của nước ta.
Tại hội nghị, các ý kiến xoay quanh các quy định về quyền nhân thân; trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, thời hiệu; về hình thức sở hữu;… Về quyền nhân thân, một số đại biểu có ý kiến dự thảo Bộ luật Dân sự chỉ thể hiện các quyền tiếp cận thông tin, quyền lập hội mà chứ thể chế hóa đầy đủ điều này nên đề nghị cần bổ sung thêm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền hội họp và quyền biểu tình và quy định rõ việc thực hiện quyền này do pháp luật quy định. Về hình thức sở hữu, đa số đại biểu nhất trí phương án đưa ra 3 hình thức sở hữu trong Dự thảo Bộ luật Dân sự là: sở hữu toàn dân, sở hữu cá nhân, sở hữu chung. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhóm người yếu thế một cách cụ thể hơn, đại biểu đề nghị cần bổ sung mục “Quyền của nhóm người yếu thế”, quy định rõ nhóm người yếu thế là nhóm người nào để đảm bảo quyền lợi của các nhóm người này. Đa số đại biểu tán thành phương án như dự thảo là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính theo quy định của luật;...
Tin, ảnh: THANH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin