Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, kết quả thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu góp phần nâng tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản cả năm là 2,02% so với năm 2013, đạt 101% kế hoạch Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho ngành, cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với năm 2013.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, trong năm 2014, các cấp chính quyền, đoàn thể và ngành nông nghiệp và PTNT trong tỉnh đã vận động nhân dân cải tạo 923ha vườn tạp, vườn kém hiệu quả, chuyển đổi 482,2ha đất lúa lên lập vườn trồng cây ăn trái, trồng màu luân canh trên đất lúa được 27.613ha (chiếm 57,8% tổng diện tích xuống giống), trồng màu xen vườn cây ăn trái: 3.257,3ha và đa dạng hóa các đối tượng nuôi trồng thủy sản trên diện tích nuôi 2.061ha, trong đó diện tích nuôi thủy- đặc sản 34ha.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT, kết quả thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp bước đầu góp phần nâng tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản cả năm là 2,02% so với năm 2013, đạt 101% kế hoạch Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho ngành, cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với năm 2013.
Một số thành tựu đạt được từ tái cơ cấu là: đa dạng hóa sản xuất tập trung vào một số sản phẩm chủ lực, có quy mô lớn, chất lượng tốt và có thương hiệu; ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng giống lúa xác nhận và tương đương gần 80% diện tích giúp năng suất lúa bình quân năm đạt 6 tấn/ha, tăng trên 3% so với năm ngoái; diện tích cây màu luân canh trên đất lúa tăng gần 8% so với năm 2013;
nhiều vùng sản xuất màu có quy mô lớn, tập trung, có thương hiệu được hình thành; xây dựng vườn cây ăn trái chuyên canh gắn với thương hiệu, giúp tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn thứ 2 của vùng ĐBSCL, nhiều cơ sở đã được chứng nhận GlobalGAP; sản xuất heo, bò, gia cầm đều phát triển khá nhanh, đàn bò phục hồi lại tổng đàn gần bằng với thời điểm đạt cao nhất (năm 2012).
MỸ HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin