Tiền lương

07:12, 17/12/2014

Tăng trưởng tiền lương tại Việt Nam đã có những diễn biến tích cực- theo báo cáo Tiền lương toàn cầu mới nhất 2014- 2015 do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài để bắt kịp với thế giới.

Tăng trưởng tiền lương tại Việt Nam đã có những diễn biến tích cực- theo báo cáo Tiền lương toàn cầu mới nhất 2014- 2015 do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn cả một chặng đường dài để bắt kịp với thế giới.

Mức tăng chung của tiền lương trung bình tại Việt Nam đạt 13,67% trong giai đoạn 2011- 2013. Song, nhìn đi nhìn lại, tiền lương Việt Nam vẫn còn “thua chị kém em” khi nhìn ra các nước khác. Lương tháng trung bình ở Việt Nam vẫn còn “khiêm tốn” lắm: 3,8 triệu hay 181 USD.
 
Nếu tính trong nhóm ASEAN thôi thì Việt Nam có thể hơn các nước láng giềng chút ít. Như chỉ cao hơn ở Lào (119 USD), Campuchia (121 USD), Indonesia (174 USD). Còn so với Thái Lan (357 USD) thì lương trung bình của Việt Nam chỉ bằng phân nửa và chỉ bằng 1/20 của Singapore (3.547 USD)…

Nếu phân tích kỹ thì sẽ thấy sự chênh lệch lớn về tiền lương ấy còn phản ánh sự khác biệt lớn trên nhiều phương diện, trong đó có năng suất lao động.

Hễ ở đâu có ứng dụng công nghệ mới, có đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải cách cơ cấu tổ chức, cải thiện kỹ năng nguồn nhân lực thì doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và chuyển dịch sang những hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Khi đó, tiền lương cũng sẽ tăng theo.

Vấn đề khiến chúng ta trăn trở là hoạt động làm thuê ở hộ gia đình có mức lương tháng thấp nhất (2,35 triệu đồng), còn ngành nông- lâm- thủy sản thì mức lương trung bình là 2,63 triệu đồng.
 
Thế nhưng, để tăng mức lương trung bình này của mình, người lao động ở các lĩnh vực này cũng phải tự “tái cơ cấu” quy trình làm việc của mình, để lao động chuyên nghiệp hơn. Không thể đi lao động lãnh lương tháng mà thích thì đi làm, không thích thì nghỉ ngang.

AN ĐIỀN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh